14/01/2018, 15:04

39 đề thi thử Đại học chọn lọc môn Hóa học

39 đề thi thử Đại học chọn lọc môn Hóa học Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa, luyện thi Đại học, Cao đẳng năm 2016 khối A, ...

39 đề thi thử Đại học chọn lọc môn Hóa học

có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa, luyện thi Đại học, Cao đẳng năm 2016 khối A, khối D. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án được thầy giáo Nguyễn Chí Đức sưu tầm và biên soạn. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

 Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu , từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 43,34                    B. 49,25                     C. 31,52                       D. 39,4

Câu 2: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có d(Y/X) = 1,25.

Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là:

A. 0,1 lít                    B. 0,2 lít                     C. 0,25 lít                     D. 0,3 mol

Câu 3: Dãy các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Ca, Sr, Ba            B. Na, K, Ba              C. Na, K, Mg                D. Mg, Ca, Ba

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các ion X+, Y2+, Z-, T2- và nguyên tử M đều có cấu hình e là 1s22s22p63s23p6?

A. K+, Ca2+, Cl-, S2, Ar                            B. K+, Ca2+, F-, O2-, Ne
C. Na+, Ca2+, Cl-, O2-, Ar                        D. K+, Mg2+, Br-, S2-, Ar

Câu 5: Nhúng một l| sắt nhỏ v{odung dịch chứa lượng dư một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng, NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:

A. 4                           B. 3                         C. 6                               D. 5

Câu 6: Để phản ứng hết a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4 và sinh ra khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 tạo ra 4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là:

A. Fe                        B. Cu                      C. Mg                            D. Al

Câu 7: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.

A. 0,28                      B. 0,36                   C. 0,32                          D. 0,34

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,872 gam một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 27,93 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 gam. Công thức phân tử của X là:

A. CH4                      B. C4H8                C. C4H10                      D. C3H6

Câu 9: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan là:

A. KCl, BaCl2           B. KCl, KOH        C. KCl, KHCO3, BaCl2    D. KCl

Câu 10: Đun nóng 10,71 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ và đun nóng, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là:

A. 4,0 gam                B. 2,71 gam        C. 4,71 gam                   D. 6,0 gam

Câu 11: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 4,4 gam                B. 18,8 gam         C. 28,2 gam                  D. 8,6 gam

Câu 12: Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO3 0,29M, thu được dung dịch C có pH = 12. Giá trị của V là:

A. 0,134 lít                B. 0,414 lít            C. 0,424 lít                   D. 0,214 lít

Câu 13: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là:

A. 10                         B. 6                      C. 8                               D. 4

Câu 14: Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m (gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,628m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là:

A. 1,92                      B. 9,28                 C. 14,88                         D. 20,00

Câu 15: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị có số khối là 35 và 37. Khối lượng trung bình nguyên tử của clo là 35,5. Vậy % về khối lượng của 37Cl trong axit pecloric HClO4 là (Cho số khối 1H, 16O):

A. 9,204                    B. 9,25                 C. 9,45                           D. 9,404

Câu 16: Nhiệt độ sôi của ancol etylic (I), anđehit axetic (II), axit axetic (III) v{ axit propionic (IV) sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

A. I > II > III > IV                                    B. IV > III > I > II  
C. II > III > I > IV                                    D. IV > I > III > II

Câu 17: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là:

X: 1s22s22p63s1; Y: 1s22s22p63s2; Z: 1s22s22p63s23p1.

Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là:

A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3                 B. Z(OH)< Y(OH)< XOH
C. Y(OH)< Z(OH)< XOH                 D. Z(OH)< Y(OH)< XOH

Câu 18: Cho m gam hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H6O2 tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X và giá trị của m là:

A. C2H5COOH và 8,88 gam                B. CH3COOCH3 và6,66 gam
C. HCOOCH2CH3 và 8,88 gam          D. C2H5COOH và 6,66 gam

Câu 19: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 19,455                   B. 68,1             C. 17,025                     D. 78,4

Câu 20: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức tác dụng đủ với 500ml dung dịch KOH 1M, thu được hai muối của hai axit hữu cơ và một ancol. Cho lượng ancol trên tác dụng với Na dư thì được 3,36 lít H2 (đktc). X gồm:

A. Hai este                                         B. Một este một ancol
C. Một este và một axit                      D. Một axit một ancol

(Còn tiếp)

0