18/06/2018, 11:53

30-1 đến 23-3-1971 :Chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719

Ngày 30-1-1971, Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch – Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” , mở đường số 9 đến biên giới và sử dụng Khe Sanh làm sân bay trực thăng. Tướng Abơram, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam cùng Thiệu huy động lúc cao nhất có 15 trung đoàn bộ binh, hai trung đoàn thiết ...

Image

Ngày 30-1-1971, Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch – Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” , mở đường số 9 đến biên giới và sử dụng Khe Sanh làm sân bay trực thăng. Tướng Abơram, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam cùng Thiệu huy động lúc cao nhất có 15 trung đoàn bộ binh, hai trung đoàn thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo binh, hơn 700 máy bay, 4 tiểu đoàn quân ngụy Lào gồm trên 42.

Ngày 30-1-1971, Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch – Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” , mở đường số 9 đến biên giới và sử dụng Khe Sanh làm sân bay trực thăng.

Tướng Abơram, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam cùng Thiệu huy động lúc cao nhất có 15 trung đoàn bộ binh, hai trung đoàn thiết giáp, 21 tiểu đoàn pháo binh, hơn 700 máy bay, 4 tiểu đoàn quân ngụy Lào gồm trên 42.000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng ở mặt trận Khe Sanh, quân địch có khoaûng 23.000 tên; trong đó có 15.000 tên Mỹ, 200 đại bác và súng cối, hơn 1.000 xe quân sự rải khắp đường số 9 dài khoảng 70 km từ Đông Hà đến Lao Bảo. Đây là cuộc hành quân lớn nhất, điển hình của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Tập trung một lực lượng lớn gồm 60.000 cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều binh chủng và nhiều phương tiện chiến tranh nhằm quyết tâm đánh bại chiến dịch “Lam Sơn 719” của Mỹ - Ngụy.

Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Ủy viên BCT, Phó bí thư QUTƯ, Tổng tham mưu trưởng là đại diện của QUTƯ và Bộ Tổng tư lệnh tại mặt trận. Bộ chỉ huy chiến dịch: thiếu tướng Lê Trọng Tấn – Phó Tổng tham mưu trưởng làm tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.

Sau hơn một tháng phản công, trong đó có nhiều trận chiến đấu ác liệt, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên hai vạn tên địch, đánh thiệt hại nặng 6 trung đoàn, lữ đoàn, 13 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh; phá hủy 1.100 xe, hơn 100 khẩu pháo lớn, bắn rơi 550 máy bay. Ta bắt hơn 1.000 tù binh, thu 3.000 khẩu súng các loại và nhiều trang bị quân sự. Quân đội Sài Gòn bị một đòn tiêu diệt nặng.

Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân đội ta thực hành thắng lợi một chiến dịch phản công quy mô lớn bằng các lực lượng binh chủng hợp thành.

Ngày 31-3-1971, lực lượng tham gia chiến dịch được BCHTƯ Đảng gửi thư khen: “Đánh giỏi, thắng giòn giã, lập chiến công xuất sắc”.

Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 421.

0