27-1-1973 :Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trãi qua 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng, ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Pari giữa bốn bên tham gia hội nghị Pari về Việt Nam. Trãi qua 4 năm 9 tháng với 202 ...
Trãi qua 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng, ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Pari giữa bốn bên tham gia hội nghị Pari về Việt Nam.
Trãi qua 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng, ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Pari giữa bốn bên tham gia hội nghị Pari về Việt Nam. Lúc 11 giờ 30 (giờ Pari), các Bộ trưởng Ngoại giao thay mặc cho Chính phủ VNDCCH – ông Nguyễn Duy Trinh, CPCMLTCHMNVN – bà Nguyễn Thị Bình, Chính phủ Hoa Kỳ Uyliam Rôgơ và Chính phủ VNCH – Trần Văn Lắm đã ký chính thức vào các bản tiếng Anh và bản tiếng Việt của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VIệt Nam và ba nghị định thư kèm theo: Nghị định thư ngừng bắn tại MNVN và các Ban liên hợp quân sự; Nghị định thư về Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát; Nghị định thư về trao đổi các nhân viên quân sự bị bắt, dân thường nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ.
Lúc 15 giờ 45 phút, cũng tại điểm trên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ VNDCCH với sự thỏa thuận của CPCMLTCHMNVN và Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ Mỹ với sự thỏa thuận của chính quyền Sài Gòn lại chính thức ký bản “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và 4 nghị định thư kèm theo, trong đó ngoaøi ba Nghị định thư nói trên, còn có Nghị định thư về việc Hoa Kỳ nhận tháo gỡ mìn ở vùng biển, cảng, sông ngoaøi nước VNDCCH.
Hiệp định nêu rõ, Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính liếu về quân sự và can thiệp vào công việc của MNVN, tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân MNVN. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật tự do và dân chủ.
Việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình.
Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 482.