14/01/2018, 22:39

250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT Quốc gia

250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT Quốc gia Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi Đại học, tốt nghiệp THPT Quốc Gia 250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ...

250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT Quốc gia

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi Đại học, tốt nghiệp THPT Quốc Gia

250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học ôn thi đại học là tài liệu luyện thi đại học, thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Sinh học cực kỳ hữu ích. Bộ câu hỏi trắc nghiệm này bao gồm 250 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học có chọn lọc, giúp hệ thống kiến thức thi đại học môn Sinh cho các bạn học sinh ôn thi Tốt nghiệp môn Sinh học, ôn thi đại học môn Sinh được tốt hơn.

Tóm tắt kiến thức môn Sinh học lớp 12

Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 theo từng chương trình

250 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 

1. Trong kỹ thuật cấy gen người ta dùng vi khuẩn E. coli làm tế bào nhận vì:

a. Vi khuẩn này sinh sản rất nhanh
b. Số lượng cá thể nhiều
c. Dễ làm
d. Cấu tạo cơ thể đơn giản

2.    NST bình thường                          NST bị đột biến
      A B C D E x F G H                        M N O C D E x F G H
                                          →
      M N O P Q x R                                    A B P Q x R

Đột biến trên thuộc dạng gì?

a. Lặp đoạn NST
b. Chuyển đoạn NST tương hỗ
c. Chuyển đoạn NST không tương hỗ
d. Chuyển đoạn trên 1 NST

3. Đột biến mất 1 cặp nuclêotit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết thúc) sẽ làm:

a. mất một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm mất 1 axit amin tương ứng
b. thêm một bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thêm 1 axit amin tương ứng
c. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen, do đó làm thay đổi các axit amin tương ứng
d. thay đổi các bộ ba mã hóa trên gen từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gen, do đó làm thay đối các axit amin tương ứng.

4. Động vật có vú xuất hiện vào kỉ:

a. Than đá
b. Pecmơ
c. Tam điệp
d. Giura

5. Vai trò của chọn lọc nhân tạo là:

a. Hình thành nòi mới, thứ mới
b. Hình thành loài mới
c. Động lực tiến hóa của vật nuôi và các thứ cây trồng
d. Động lực tiến hóa của sinh giới

6. Trong chọn giống gia súc, phương pháp nào đem lại hiệu quả cao?

a. Chọn lọc hàng loạt một lần
b. Chọn lọc cá thể kết hợp với kiểm tra kiểu gen
c. Chọn lọc cá thể một lần
d. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

7. Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc?

a. Tiêu chuẩn hình thái
b. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái
c. Tiêu chuẩn sinh lí, hóa sinh
d. Tiêu chuẩn di truyền

8. Trong chọn giống cây trồng, người ta tạo ra cây dương liễu 3n nhằm thu hoạch

a. Lá
b. Gỗ
c. Quả
d. Củ

9. Trường hợp nào sau đây gây biến đổi nhilều nhất trong thành phần cấu trúc của phân tử protêin tương ứng do gen đột biến tổng hợp? (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và kết thúc)

a. mất ba cặp nuclêôtit trong một bộ ba mã hóa
b. thay thế một cặp nuclêôtit
c. mất một cặp nuclêôtit
d. đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit kế nhau

10. Tia tử ngoại được ADN hấp thu nhiều nhất có bước sóng:

a. 2075A0
b. 2750A0
c. 2570A0
d. 2057A0

11. Tác nhân gây đột biến nào không có khả năng xuyên sâu nên người ta chỉ dùng nó đề xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến gen, đột biến NST?

a. Tia phóng xạ
b. Tia tử ngoại
c. Sốc nhiệt
d. 5-Brôm uraxin

12. Mức phản ứng rộng là

a. Những biến đối ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
b. Giới hạn thường biến của l kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
c. Những tính trạng dễ dàng thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống
d. Những tính trạng ít thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống

13. Kết quả nào sau dây không phải là của hiện tượng giao phối gần?

a. Tăng tỉ lệ thể đồng hợp
b. Giảm tỉ lệ thể dị hợp
c. Giống bị thoái hóa
d. Tạo ưu thế lai

14. Trong 4 dạng vượn người hóa thạch dưới đây, dạng nào gần giống với người hơn cả?

a. Parapitec
b. Đriôpitec
c. Ôxtralôpitec
d. Prôpliôpitec

15. Đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng của sinh vật?

a. Mất đoạn NST
b. Lặp đoạn NST
c. Đảo đoạn NST
d. Chuyển đoạn NST

16. Dấu hiệu cơ bản của sự sống nào sau đây theo quan niệm hiện đại?

a. Hô hấp
b. Sinh sản
c. Cử động
d. Hệ thống mở

17. Qua sơ đồ phân li tính trạng, ta có thể kết luận toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay đều

a. Không có chung nguồn gốc
b. Có chung nguồn gốc
c. Có tổ chức cao
d. Được thích nghi cao độ

18. Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac là:

a. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến di và di truyền của sinh vật
b. Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian hoặc thay đổi tập quán hoạt động ở động vật
c. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh
d. Do biến đổi qua trung gian của hệ thần kinh dẫn đến sự biến đổi của các cơ quan bộ phận tương ứng

19. Thành tựu lai kinh tế nước ta tạo được bò lai F1 chịu được khí hậu nóng, sản xuất 1000kg sữa trong 1 năm, tỉ lệ bơ 4 - 4,5%. Đây là kết quả của trường hợp lai nào sau đây?

a. Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa x Bò đực Hôsten Hà Lan
b. Pt/c: Bò cái Hôsten Hà Lan x Bò vàng đực Thanh Hóa
c. Pt/c: Bò cái Ấn Độ x Bò vàng đực Thanh Hóa
d. Pt/c: Bò vàng cái Thanh Hóa x Bò đực Ấn Độ

20. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế vào kỉ:

a. Than đá
b. Pecmơ
c. Tam điệp
d. Giura

Tài liệu vần còn, mời các bạn tải về

0