25 thuật ngữ tiếng Anh tại sân bay
Tại sân bay bạn sẽ thường xuyên giao tiếp ngoại ngữ nhất, đặc biệt là tiếng Anh. Vì thế hàng không là rất cần thiết, đối với tiếp viên hàng không thì tiếng Anh là điều kiện tiên quyết. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn để bạn dễ dàng . => => ...
Tại sân bay bạn sẽ thường xuyên giao tiếp ngoại ngữ nhất, đặc biệt là tiếng Anh. Vì thế hàng không là rất cần thiết, đối với tiếp viên hàng không thì tiếng Anh là điều kiện tiên quyết. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn để bạn dễ dàng .
=>
=>
=>
1. Airlines: Hãng hàng không hoặc nhà vận chuyển như Singapore Airlines, British Airways
Ví dụ:
- I need to book a flight to Berlin next week. Which airline do you suggest I fly with? (tôi cần mua vé đến Berlin tuần tới. Theo bạn tôi nên đi với hãng hàng không nào?)
- The cheapest airline that flies to Germany is Lufthansa. It’s a German carrier. (Hàng hàng không rẻ nhất bay đến Đức là Lufthansa. Đó là một hãng hàng không Đức)
2. Arrival: Điểm đến
Ví dụ:
- Jane, I’ll meet you in the arrivals lounge. I’ll be holding a sign to tell you I’m looking for you. (Jane, tôi sẽ gặp bạn ở sảnh đến. Tôi sẽ cầm một tấm bảng để bạn biết ai là người đang tìm mình)
3. Board: Lên tàu bay
Ví dụ:
- All passengers on Belle Air flight 2216 must go to the gate. The plane will begin boarding in 10 minutes. (Tất cả hành khách đi chuyến bay 2216 của hãng hàng không Belle Air xin mời ra cổng. Máy bay sẽ bắt đầu mở cửa cho khách lên trong 10 phút nữa)
4. Boarding pass: Thẻ lên tàu, được phát sau khi bạn check-in. Thẻ lên tàu ghi số hiệu chuyến bay, giờ máy bay cất cánh và số ghế ngồi của bạn.
Ví dụ:
- Sir, this is your boarding pass. You will be boarding at gate 22 at 6.35. (Thưa ông, đây là thẻ lên tàu. Ông sẽ lên máy bay lúc 6h35 tại cửa số 22)
5. Boarding time: Giờ lên tàu bay
Ví dụ:
- Boarding will begin in approximately 5 minutes. We ask all families with young children to move to the front of the line (Giờ lên tàu sẽ bắt đầu trong 5 phút nữa. Xin mời các gia đình có con nhỏ di chuyển lên phía trước hàng).
6. Book (a ticket): Đặt (vé)
Ví dụ:
- Hi, how can I help you? (Xin chào, tôi có thể giúp gì cho anh)
- I’d like to book a return ticket to Paris, please. (Tôi muốn đặt một vé khứ hồi đến Paris)
7. Business class: Hạng thương gia, khu vực ghế ngồi phía trên của tàu bay, có giá vé đắt đỏ hơn hạng thông thường
Ví dụ:
- We’d like to invite all our passengers flying in business class to start boarding (Xin mời những hành khách ở hạng thương gia bắt đầu lên tàu bay)
8. Carry-on: Xách tay (hành lý). Bạn có thể mang theo một túi hành lý xách tay nhỏ lên tàu bay, thường có trọng lượng dưới 8kg và kích cỡ theo quy định.
Ví dụ:
- I’m sorry, but your carry on is too heavy. We will have to put it under the plane with the rest of the luggage. (Tôi xin lỗi, nhưng hành lý xách tay của bạn quá nặng. Chúng tôi sẽ phải cho túi xuống cùng với những hành lý khác)
9. Check in: Làm thủ tục lên tàu bay. Khi check-in, bạn báo với hãng hàng không rằng mình đã đến sân bay. Hãng sẽ nhận hành lý và đưa cho bạn thẻ lên tàu. Khu vực bạn check-in được gọi là quầy check-in.
Ví dụ:
- How many passengers are checking in with you? (Có bao nhiêu hành khách làm thủ tục cùng bạn?
- It’s a large school group. We have 45 people in our party. (Đây là một nhóm học sinh lớn, chúng tôi có 45 người).
10. Conveyor belt/carousel/baggage claim: Băng chuyền hành lý/Băng chuyền/Nơi lấy hành lý. Sau khi chuyến bay của bạn đến nơi, va li và hành lý ký gửi của bạn sẽ di chuyển trên bằng chuyền hành lý được gọi là "conveyor belt". Có nơi dùng từ "carousel" hay "baggage claim".
Ví dụ:
- All passengers arriving from New York can pick up their luggage from carousel 4. (Tất cả hành khách đến từ New York có thể lấy hành lý ở băng chuyền số 4)
- Customs: Hải quan. Trước khi được cấp phép vào một đất nước, bạn phải đi qua khu vực hải quan, gặp nhân viên hải quan. Tại đây, họ sẽ xem bạn có mang thứ gì trái phép vào đất nước của họ hay không, hoặc hỏi những câu như "have anything to declare (có gì cần khai báo không). Nếu bạn không mang gì trái phép, chỉ cần trả lời "No".
11. Delayed: bị trễ, bị hoãn chuyến
Ví dụ:
- Ladies and gentlemen, this is an announcement that flight NZ245 has been delayed. Your new departure time is 2.25. (Thưa quý ông quý bà, đây là thông báo cho chuyến bay NZ245 đã bị hoãn. Giờ khởi hành mới của các bạn là 2:25).
12. Departures: Ga đi. Khi bạn chuẩn bị lên máy bay, bạn cần đến sảnh đi nơi bạn sẽ ngồi chờ giờ lên chuyến bay của mình.
Ví dụ:
- All passengers flying to Istanbul are kindly requested to go to the departures lounge. (Tất cả hành khách đi Istanbul xin mời đến sảnh đi).
13. Economy class: Hạng thường
Ví dụ:
- I’d like to book an economy class ticket to Rome next Friday (Tôi muốn đặt vé hạng thường đến Roma thứ sáu tới).
14. First class: Khoang hạng nhất. Đây là khu vực đắt nhất trên máy bay, nơi có chỗ ngồi rộng và dịch vụ tốt nhất.
15. Fragile: Dễ vỡ
Nếu trong hành lý ký gửi của bạn có những thứ đồ có thể vỡ, gãy nếu mạnh tay trong quá trình vận chuyển, bạn có thể dán nhãn ghi chữ "Fragile" lên trên hành lý để nhân viên bốc xếp cẩn thận hơn.
16. Gate: Cổng
Tại khu vực sảnh đi, có nhiều cổng khác nhau dẫn đến các chuyến bay khác nhau.
Ví dụ:
- Can you tell me where flight AZ672 to New York departs from, please? (Bạn có thể cho tôi biết chuyến bay AZ672 đi New York khởi hành từ đâu không)
- Yes, it leaves from gate A27 (Được, nó đi từ cổng A27)
17. Identification (ID): Giấy tờ cá nhân, là thứ để định dạng cá nhân mà nhân viên ở sân bay muốn xem để chắc chắn người lên chuyến bay là bạn chứ không phải ai khác. Ở sân bay quốc tế, giấy tờ cá nhân cần mang là hộ chiếu.
18. Liquids: chất lỏng, là mọi thứ ở dạng lỏng như nước, nước hóa, kem nền. Tất cả các sân bay không cho phép khách hàng mang quá 100 ml chất lỏng lên máy bay. Tất cả chất lỏng cần được để trong hành lý ký gửi.
19. Long-haul flight: Chuyến bay dài, chỉ những chuyến bay đi khoảng cách xa, ví dụ bay từ New York đến Sydney.
20. On time: Đúng giờ
Khi đi máy bay, nếu muốn kiểm tra tình trạng chuyến bay bạn có thể nhìn vào bảng thông báo ở sảnh. Trên bảng, có thông tin về chuyến bay như đúng giờ (on time) hay hoãn (delayed).
21. One-way: một chiều (vé)
Nếu bạn mua vé một chiều, bạn không quay lại điểm đến nữa. Ngược lại với vé một chiều là "return ticket" - vé khứ hồi.
22. Oversized baggage/Overweight baggage: Hành lý quá cước, quá cỡ
Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo hành lý ký gửi nặng 20 kg trở xuống. Nếu hành lý nặng hơn hoặc có kích thước lớn hơn quy định, bạn sẽ phải trả thêm tiền.
Ví dụ:
- I’m sorry madam, but your bag is overweight (Xin lỗi bà, nhưng túi của bà quá cân).
- By how many kilos? (Quá bao nhiêu kilogam)
- Two (Hai).
- One minute, let me just take a few things out (Xin chờ một phút, để tôi lấy ra vài thứ).
23. Stopover (layover): Điểm dừng
Nếu đi chuyến bay dài, bạn có thể chọn dừng ở một nước nào đó. Điểm dừng này gọi là "stopover" hoặc "layover".
24. Travel agent: Đại lý du lịch. Đây là người hoặc công ty giúp bạn lên kế hoạch chuyến đi và đặt vé máy bay.
Ví dụ:
- I tried looking for a flight online, but I couldn’t book it with my credit card (Tôi cố đặt vé máy bay online nhưng không thể đặt với thẻ tín dụng của mình).
- You should visit the travel agent in the mall, she is very good and they have great offers (Bạn nên đến gặp nhân viên đại lý du lịch ở trong khu thương mại. Cô ấy rất giỏi và có nhiều lựa chọn hấp dẫn.
25. Visa: là loại giấy tờ đặc biệt cấp quyền cho bạn vào một nước nào đó.
Ví dụ:
- Could you tell me if a person from Albania needs a visa to travel to Italy (Một người từ Albania có cần xin Visa đến Italy không?)
- How long are you going for (Bạn đi bao lâu?)
- 3 weeks (3 tuần).
- No, you don’t require (need) a visa. Albanian citizens can travel up to 3 months without a visa to any EU country (Không, bạn không cần Visa. Công dân Albania được đi đến bất cứ quốc gia châu Âu nào dưới 3 tháng mà không cần Visa).
Ghi chép ở trên ngay nào các bạn. Bạn có thể tìm đọc thêm trên website của English4u để việc học hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn học tập tốt và thành công trong cuộc sống!