18/06/2018, 11:54

2-1-1963 :Chiến thắng Ấp Bắc, đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mỹ - Ngụy.

Địch huy động một lực lượng hỗn hợp gồm ba tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 bộ binh, một tiểu đoàn thuộc lữ đòan dù Sài Gòn, hai đại đội biệt động quân, ba đại đội bảo an, ba đại đội dân vệ biệt kích, 13 xe thiết giáp lội nước M. Địch huy động một lực lượng hỗn hợp gồm ba tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 bộ ...

Image

Địch huy động một lực lượng hỗn hợp gồm ba tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 bộ binh, một tiểu đoàn thuộc lữ đòan dù Sài Gòn, hai đại đội biệt động quân, ba đại đội bảo an, ba đại đội dân vệ biệt kích, 13 xe thiết giáp lội nước M.

Địch huy động một lực lượng hỗn hợp gồm ba tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 bộ binh, một tiểu đoàn thuộc lữ đòan dù Sài Gòn, hai đại đội biệt động quân, ba đại đội bảo an, ba đại đội dân vệ biệt kích, 13 xe thiết giáp lội nước M.113, 13 tàu chiến trên sông, 6 máy bay khu trục B26, 15 máy bay trực thăng và còn nhiều phương tiện vũ khí khác.

Trận đánh diễn ra từ 6 giờ sáng cho đến gần tối. Địch đã cho máy bay trút hàng chục tấn bom đạn, bắn hơn 1.000 quả đại bác vào Ấp Bắc. Quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, bẻ gãy 5 đợt tiến công của địch, giáng cho chúng những thiệt hại nặng nề. Với số quân ít hơn địch 10 lần, quân dân Ấp Bắc đã thắng lớn: loại khỏi vòng chiến đấu 450 tên địch, trong đó có 13 sĩ quan Mỹ có 1 thiếu tá; bắn rơi 6 máy bay, bắn bị thương 15 chiếc khác, bắn cháy 3 xe lội nước M.113, bắn chìm 1 tàu chiến, thu một số súng.

Phối hợp với đấu tranh vũ trang, ngay trong đêm quân giải phóng rút khỏi Ấp Bắc một cách an toàn, nhân dân Ấp Bắc cùng với một số xã lân cận kéo lên quận Cai Lậy đấu tranh chính trị, phản đối việc ném bom, bắn phá xóm làng, đòi nhà cầm quyền phải ngăn chặn các cuộc khủng bố để cho dân được yên ổn.

Chiến thắng Ấp Bắc đã nêu cao tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của đồng bào và chiến sĩ miền Nam, bước đầu đánh bại các chiến thuật “kỵ binh bay”, “thiết xa vận” và mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 233.

0