15/01/2018, 12:35

11 thói quen để trở thành người thầy hiệu quả

11 thói quen để trở thành người thầy hiệu quả Kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên Thói quen để trở thành người thầy hiệu quả Là một giáo viên chắc chắn thầy cô nào cũng muốn trở thành một người được học ...

11 thói quen để trở thành người thầy hiệu quả

Thói quen để trở thành người thầy hiệu quả

Là một giáo viên chắc chắn thầy cô nào cũng muốn trở thành một người được học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh quý mến, ngưỡng mộ. Bài viết chia sẻ cụ thể 11 thói quen cần có của người thầy giúp các thầy cô tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những giáo viên giỏi, tận tâm nghề nghiệp.

Bí quyết giảng dạy hiệu quả cho thầy cô

1. YÊU THÍCH CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY

Giảng dạy có nghĩa là một công việc cực kì hứng thú và như một phần thưởng của cuộc đời (mặc dù những yêu cầu của nó khiến bạn cảm thấy kiệt sức). Bạn chỉ nên trở thành giáo viên nếu như bạn có lòng yêu con trẻ và quan tâm tới chúng bằng cả trái tim. Bạn không thể khiến chúng cười nếu bạn không cảm thấy vui với chúng! Nếu bạn chỉ đọc những sách giáo trình về phương pháp, nó không hề hiệu quả. Thay vì đó, bạn hãy mang tiết học của mình đến cuộc sống bằng việc khiến cho nó trở nên tích cực và cuốn hút nhất có thể. Hãy để niềm đam mê giảng dạy được tỏa sáng mỗi ngày. Hãy yêu công việc giảng dạy một cách thực sự trong từng giây phút.

2. TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT

Tôi đã từng nghe một câu thành ngữ “Với một nguồn sức mạnh vĩ đại, sẽ dẫn đến trách nhiệm vĩ đại”. Khi là một giáo viên bạn cần nhận thức và nhớ rằng trách nhiệm của bạn luôn đi cùng với công việc. Một khi mục đích của bạn có thể là: Tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời học sinh. Bạn phải làm như thế nào? Hãy làm cho chúng cảm thấy đặc biệt, an toàn và thân thiện, khi chúng ở trong lớp học của bạn. Hãy tạo nên những ảnh hưởng tích cực trong cuộc đời của chúng. Tại sao ư? Bạn sẽ không bao giờ biết rằng học sinh của bạn đã đi những đâu, trải qua những gì. Nhưng khi bước vào lớp học của bạn, đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong ngày. Hãy nghĩ về những điều chúng sẽ kể cho ba mẹ chúng về tiết học của bạn sau khi trở về nhà. Hãy cố gắng làm điều đó và bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

3. LAN TỎA CẢM XÚC TÍCH CỰC

Mang đến một nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày đến lớp. Bạn có một nụ cười thật đẹp vì thế đừng đánh mất nó, hãy để nó được tỏa sáng nhiều nhất có thể. Tôi biết rằng khuôn mặt của bạn mỗi ngày cũng phải đối mặt với những “cơm áo gạo tiền” từ cuộc sống, những áp lực từ gia đình, chồng con. Nhưng một khi bạn bước bước chân đầu tiên vào lớp học, làm ơn hãy để tất cả ở bên ngoài. Những học sinh đáng để cho bạn quan tâm hơn tất cả, chính học trò sẽ là nguồn cảm hứng đưa bạn thoát ra khỏi những bộn bề lo toan. Cho dù bạn cảm thấy như thế nào, đêm hôm trước bạn đã thức khuya đến mấy giờ hay bạn phải chật vật như thế nào trong cuộc sống, đừng bao giờ để nó hiển hiện trước mặt học sinh. Thậm chí khi bạn có một ngày tồi tệ, hãy học cách “đeo mặt nạ” trước mặt học sinh và cho chúng thấy rằng bạn là “siêu nhân” (điều này cũng sẽ làm bạn thấy vui hơn đấy)! Hãy là một người luôn tích cực, hạnh phúc với nụ cười rạng ngời trên môi. Hãy nhớ rằng nguồn năng lượng tích cực có sức lan tỏa diệu kì và điều đó phụ thuộc vào việc bạn có muốn lan tỏa nó hay không. Đừng để cảm xúc tiêu cực như những bệnh dịch từ những người khác lây lan sang bạn, đánh cắp bạn khỏi bọn trẻ.

4. HÃY QUAN TÂM ĐẾN TỪNG CÁ NHÂN

Thật là một phần hài hước và rõ ràng rằng nó rất quan trọng để có thể trở thành một giáo viên hiệu quả! Hãy tìm hiểu học sinh của mình và sở thích của chúng để bạn có thể tìm ra cách liên kết chúng lại. Bạn cũng đừng quên nói với chúng về chính bạn! Cũng như vậy, điều quan trong bạn cần biết phong cách học của chúng để bạn có thể mang đến kiến thức cho từng cá nhân học sinh. Thêm vào đó, bạn cũng nên biết thêm về cha mẹ chúng. Nói chuyện với phụ huynh học sinh không nên bị coi là bắt buộc, hãy coi đó là niềm vinh dự. Khi bắt đầu năm học, hãy để học sinh nhận được một thông điệp vô cùng ý nghĩa rằng “thầy cô luôn ở đây, bên cạnh con – mọi lúc, mọi nơi”. Thêm vào đó, cố gắng biết thêm về đồng nghiệp và ở góc độ cá nhân. Bạn sẽ hạnh phúc nhiều hơn nếu bạn tìm thấy một mạng lưới hỗ trợ bên ngoài trường học.

5. TOÀN TÂM TOÀN Ý 100%

Bất cứ khi nào bạn đang giảng bài, viết nhận xét hoặc đề nghị sự hỗ trợ từ đồng nghiệp – hãy dành toàn tâm toàn ý vào nó. Bạn làm như vậy đơn giản vì bạn yêu công việc giảng dạy chứ không phải bạn cảm thấy bắt buộc phải làm nó. Hãy làm nó vì sự phát triển của chính bản thân bạn. Hãy làm nó để tạo nguồn cảm hứng cho những đồng nghiệp của bạn. Hãy làm nó vì học sinh của bạn, để chúng hiểu được những gì bạn dành cho chúng. Hãy toàn tâm toàn ý 100% cho chính bạn, học sinh của bạn, phụ huynh của bạn, ngôi trường bạn làm việc và cho bất cứ ai tin tưởng ở bạn. Đừng bao giờ từ bỏ, hãy cố gắng hết sức – Đó là tất cả những gì bạn có thể làm (Đó cũng là cái mà tôi nói với học sinh của tôi bằng bất cứ cách nào).

6. LUÔN CÓ KẾ HOẠCH

Không bao giờ cho phép mình quên chấm, chữa bài hoặc sản phẩm của học sinh. Hãy cố gắng hết sức của mình, đừng để điều đó đóng khung và lớn lên trong tiềm thức của bạn. Nó sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trên con đường sự nghiệp. Nó cũng rất quan trọng để duy trì các giáo án và kế hoạch giảng dạy. Những giáo án được tạo ra theo kiểu “lastminute.com” không thể hiệu quả được. Cuối cùng hãy xóa bỏ những suy nghĩ về sự lười biếng trước khi nó đủ lớn để biến bạn thành một giáo viên “vô tổ chức, vô kỉ luật”. Sau khi lập kế hoạch, hãy biến nó thành hành động thực tế.

Bí quyết giảng dạy hiệu quả cho thầy cô

7. TƯ DUY MỞ

Là một giáo viên, rất nhiều lần bạn bị dự giờ một cách chính thức và không chính thức (Đó cũng là lí do vì sao lúc nào bạn cũng phải dành 100% tâm huyết cho việc giảng dạy). Bạn thường nhận được sự đánh giá hoặc phê bình từ phía sếp của bạn, các đồng nghiệp, phụ huynh và thậm chí là cả học sinh. Thay vì cảm thấy đó là một sự thật “đắng lòng” khi một ai đó phê phán tiết dạy của bạn, hãy cởi mở khi nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng và sửa lại giáo án của mình. Hãy chứng minh rằng bạn là một giáo viên hiệu quả nhưng điều mà bạn mong muốn. Không ai là hoàn hảo và luôn luôn có chỗ cho sự nỗ lực và cầu tiến. Một vài khi, những người khác sẽ chỉ nhìn thấy cái mà bạn làm chưa tốt như phần nổi của tảng băng. Hãy cởi mở hơn bạn nhé!!!

8. LUÔN ĐẶT RA TIÊU CHUẨN

Tạo ra các tiêu chuẩn cho học sinh và cho chính bản thân bạn. Từ khi bắt đầu công việc giảng dạy, hãy chắc chắn rằng học sinh biết điều gì là được chấp nhận và điều gì là không. Ví dụ, nhắc nhở học sinh bạn muốn bài tập về nhà của chúng được hoàn thành như thế nào? Bạn có phải là tuýp giáo viên luôn muốn học sinh của mình dồn toàn bộ tâm sức của chúng hay không? Hay bạn là một giáo viên hời hợt, qua loa, đại khái, loáng thoáng? Từ bây giờ hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể thu được những “điều mà bạn muốn” khi bạn cho học sinh biết “bạn muốn gì”. Hãy nhớ rằng, với học sinh “học gì thì thi nấy”.

9. NUÔI DƯỠNG KHÁT KHAO

Một giáo viên hiệu quả là người sáng tạo nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tạo ra tất cả mọi thứ. Bạn hãy bắt đầu từ những thứ tưởng chừng như rất đơn giản! Hãy tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các nguồn tư liệu mà bạn có thể. Nó có thể ở trong một cuốn sách về giáo dục, Pinterest, YouTube, Facebook, blogs, hoặc cái mà bạn có, hãy tiếp tục tìm kiếm và mang nó đến lớp học của mình!

10. KHUYẾN KHÍCH SỰ THAY ĐỔI

Trong cuộc sống, không phải mọi thứ lúc nào cũng diễn ra như đúng kế hoạch ban đầu. Đây là điều hoàn toàn chính xác khi bạn bắt đầu công việc giảng dạy. Hãy linh hoạt hơn và đối phó với sự thay đổi khi nó xuất hiện. Một giáo viên hiệu quả không bao giờ phàn nàn về sự thay đổi khi nhà trường có một hiệu trưởng mới. Một giáo viên hiệu quả không cảm thấy cần thiết phải so sánh họ đã có những gì khi làm việc ở công việc trước hoặc so sánh học sinh khóa trước với học sinh hiện tại. Thay vì cảm thấy stress với sự thay đổi, hãy đón nhận nó bằng cả hai tay và thể hiện rằng bạn là người có khả năng đối phó với bất kì điều gì xảy đến trong cuộc đời mình.

11. TẠO NÊN NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN SUY NGẪM

Một giáo viên hiệu quả luôn suy ngẫm về việc giảng dạy của mình trong vai trò của một giáo viên. Hãy nghĩ về cái mà mình đã làm tốt và cái mà mình phải thay đổi trong giờ học tiếp theo. Bạn nên nhớ rằng tất cả giáo viên ai cũng đã từng thất bại trong cuộc đời đi dạy. Thay vì việc nhìn vào nó như một sự “thất bại đơn thuần” hãy cố gắng suy ngẫm về những gì bạn học được từ đó. Với vai trò là giáo viên, công việc giảng dạy và giáo dục của bạn sẽ tiếp tục phát triển. Càng nhiều những kinh nghiệm bạn học được từ thất bại, bạn càng trưởng thành trong các kĩ năng giảng dạy của bản thân. Hãy duy trì việc suy ngẫm về công việc của mình và việc đào tạo chính bản thân ở những điểm mà bạn cho là “điểm yếu”. Điều quan trọng nhất là nhận ra chúng và tập trung cải thiện kĩ năng giảng dạy của chính bạn.

Sẽ còn nhiều những thói quen khác nữa để tạo nên một giáo viên hiệu quả nhưng những điều trên đây là những điều mà tôi cho là quan trọng nhất. Rất nhiều đồng nghiệp cũng sẽ có những kinh nghiệm và thói quen hiệu quả khác tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

Sẽ luôn có những điều tích cực xuất hiện trong mọi tình huống nhưng nó phụ thuộc vào việc bạn có định tìm nó hay không. Hãy ngẩng cao đầu, hít thở thật sâu và yêu công việc mà mình đang làm.

0