10 tác dụng của cây phật thủ khiến người dùng phải bất ngờ
Quả Phật thủ – quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh. Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên ...
Quả Phật thủ – quả tay Phật ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.
Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột. Phần lõi xốp nếm không có vị đắng, vì vậy quả phật thủ có thể được sử dụng phần lõi bên trong hoặc dùng cả quả. Sử dụng vỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn. Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm.
Hãy cùng khám phá tổng hợp 8 tác dụng của cây phật thủ khiến người dùng phải bất ngờ.
– Tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em.
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 – 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
– Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra
Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
– Viêm khí quản mạn tính:
Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
– Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức
Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
– Chữa đau dạ dày do lạnh
Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
– Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn
Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
– Viêm gan truyền nhiễm
Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
– Đau bụng kinh
Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
– Chữa huyết trắng ra nhiều
Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
– Giải say rượu
Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
Ngoài những tác dụng của cây phật thủ, mình xin giới thiệu thêm cách làm vài món ngon bổ dưỡng nâng cao sức khỏe với cây phật thủ cũng đáng để bạn làm thử cho gia đình bạn bè
– Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).
– Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.
– Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
– Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
– Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
Bài viết được tổng hợp từ phần mềm máy tính