10 bí ẩn về thời gian (II)
Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm về nhận thức thời gian cũng như sự kéo dãn thời gian và các ảnh hưởng của môi trường, âm nhạc lên sự nhân thức đó. Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những điều bí ẩn thú vị khác về thời gian, khái niệm tưởng ...
Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm về nhận thức thời gian cũng như sự kéo dãn thời gian và các ảnh hưởng của môi trường, âm nhạc lên sự nhân thức đó. Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những điều bí ẩn thú vị khác về thời gian, khái niệm tưởng chừng đơn giản những có nhiều khía cạnh rất phức tạp.
>>>
6. Chất kích thích và thời gian
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu rất kỹ về tác động của chất kích thích với cơ thể của chúng ta, một trong số đó là làm thay đổi nhận thức về thời gian. Đặc biệt ma túy hay các chất kích thích gây ảo giác làm cho nhận thức về thời gian của chúng ta chậm lại rất nhiều.
Tác giả cuốn sách Lời thú tội của một kẻ nghiện thuốc phiện, Thomas De Quincey cho biết ông đã từng cảm thấy một ngày trôi qua dài như 70 năm khi sử dụng thuốc phiện. Các nhà khoa học lý giải rằng chất kích thích khiến cho bộ não hoạt động mạnh hơn, suy nghĩ nhanh hơn và do đó sự cảm nhận thời gian trôi qua sẽ chậm lại.
Một thử nghiệm cũng được tiến hành trên loài chuột. Khi những con chuột được tự động cho ăn mỗi 13 giây, sau khi làm quen với điều này những con chuột có cảm nhận khá chính xác về khoảng thời gian sắp được cho ăn. Tuy nhiên sau khi tiêm một liều methamphetamine, những con chuột này mất đi cảm nhận về thời gian. Chúng có xu hướng đòi ăn sớm hơn vì lúc này mỗi giây trôi qua với chúng đều cảm nhận thấy dài hơn.
7. Tuổi tác và thời gian
Khi nhìn lại những sự việc xảy ra cách đây rất lâu, đôi khi chúng ta cảm thấy những sự việc đó mới chỉ xảy ra ngày hôm qua. Hiện tượng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và rút ra khái niệm “lồng thời gian”. Xảy ra do sự khác biệt giữa cách đo thời gian thông thường và mốc thời gian chủ quan của chúng ta.
Các nhà khoa học cũng thấy rằng ở những người già, nhận thức của họ về quãng thời gian trước đó là trôi qua rất nhanh. Vì bộ não của chúng ta có cơ chế chọn lọc, nó sẽ bỏ qua những chi tiết lặp đi lặp lại và không quan trọng.
Cũng giống như khi chúng ta đi trên một quãng đường từ nhà đến trường, cho dù quãng đường đó khá xa những sau một thời gian quen với việc đi trên con đường đó thì chúng ta sẽ cảm thấy đi đến trường nhanh hơn. Trong khi nếu đi cùng khoảng cách đó trên một con đường hoàn toàn xa lạ sẽ có cảm giác lâu hơn rất nhiều.
8. Vòng lặp thời gian
Theo như những quan niệm hiện nay thì thời gian là tuyến tính hướng về phía trước và không thể quay trở lại. Sẽ chỉ có một thế kỷ 21 và một năm 2014, chúng ta cũng không thể quay ngược trở lại để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ. Thậm chí du hành xuyên thời gian về quá khứ cũng được các nhà khoa học chứng minh là điều không thể.
Tuy nhiên trong vụ trụ, có một giả thuyết mà các nhà khoa học đặt ra đó chính là vòng lặp thời gian. Vì không thể giải thích được sự hình thành của vũ trụ là từ đâu và từ bao giờ, các nhà khoa học cho rằng vụ trụ của chúng ta là một vòng lặp.
Nó được gọi là mô hình Baum-Frampton, trong đó tính từ khi vụ nổ Big Bang xảy ra, vũ trụ mở rộng đến một mức độ nào đó và sau đó nó lại sụp đổ vào chính lõi của vụ nổ Big Bang và tạo ra một vụ nổ giống như ban đầu. Đó là một vòng lặp không có khởi đầu hay kết thúc.
9. Chiều sâu của thời gian
Có thể nói khái niệm chiều sâu của thời gian gần giống như trường phái trừu tượng trong hội họa, vì nó vượt quá khả năng hiểu biết của con người. Chúng ta vẫn có những ghi chép lịch sử hàng nghìn năm trước, nhưng lịch sử của Trái đất đã bắt đầu từ 4 tỷ năm trước, trong khi lịch sử của vụ trụ bắt đầu từ 13,7 tỷ năm trước.
Đó là theo dấu mốc khách quan của chúng ta, vậy thời gian từ 14 tỷ năm trước khi vũ trụ của chúng ta chưa hình thành là gì? Đó là bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được. Liệu có phải trước đó vũ trụ của chúng ta đang bắt đầu quá trình tạo một vòng lặp mới và thời gian cũng được reset lại, hay khi chưa có vật chất thì thời gian là khái niệm vô định.
Cũng có nghĩa là trước khi vũ trụ hình thành, không có khái niệm về thời gian. Vậy tức là mọi thứ đều dừng lại tại một thời điểm cố định và không có một sự kiện nào diễn ra. Vậy tại sao vũ trụ lại có thể hình thành?
10. Thời gian vĩnh cửu
Từ khi có khái niệm về thời gian, thì đây là thứ duy nhất vĩnh cửu và tồn tại mãi mãi. Ngay cả Mặt Trời và Trái đất của chúng ta cũng sẽ kết thúc vào một ngày nào đó trong tương lai, khi nguồn năng lượng trong lõi bị cạn kiệt.
Mặc dù chúng ta không thể tồn tại mãi mãi cùng thời gian, nhưng các nhà khoa học cũng đưa ra khái niệm về sự vĩnh cửu. Đó không phải là tồn tại mãi mãi, mà là một vòng lặp không có kết thúc. Nó giống như là biểu tượng số 8 nằm ngang tượng trưng cho sự lặp lại, giống như khái niệm vòng lặp của vũ trụ.