28/02/2018, 11:01

10 bí ẩn về thời gian (I)

Thời gian là một khái niệm đơn giản, như ngày tháng, giờ phút và giây. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của thời gian và những mối liên quan của nó với không gian hay những lý thuyết khác lại là điều khá phức tạp. 1. Hiện tượng giãn nở thời gian Thời gian dường như là một đại lượng tuyệt đối và ...

Thời gian là một khái niệm đơn giản, như ngày tháng, giờ phút và giây. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của thời gian và những mối liên quan của nó với không gian hay những lý thuyết khác lại là điều khá phức tạp.

1. Hiện tượng giãn nở thời gian

Thời gian dường như là một đại lượng tuyệt đối và hướng về phía trước, tuy nhiên trên thực tế nó bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai yếu tố là tốc độ và trọng lực. Minh chứng dễ thấy nhất là hiện tượng thời gian bị kéo dãn khi có lực hấp dẫn rất lớn, như gần một hố đen vũ trụ. Lực hấp dẫn càng lớn, thời gian càng bị làm chậm.

Các vệ tinh GPS bay trên quỹ đạo của Trái đất được trang bị các đồng hồ nguyên tử vô cùng chính xác. Tuy nhiên do lực hấp dẫn yếu hơn so với mặt đất, các vệ tinh này sẽ trải qua thời gian ít hơn trên Trái đất, khoảng 7 micro giây với mỗi giây trên Trái đất. Do đó mà các đồng hồ nguyên tử luôn phải điều chỉnh để bù lại khoảng thời gian này nếu không muốn xảy ra các vấn đề về định vị GPS.

Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là giãn nở thời gian. Tốc độ cũng là một yếu tố có thể gây ra hiện tượng giản nở thời gian, thậm chí gây ra giãn thời gian tuyệt đối nếu như chúng ta có thể tiếp cận tới vận tốc ánh sáng. Lúc đó thời gian có thể sẽ dừng lại.

2. Suy nghĩ về thời gian

Trong cuốn sách The Principles of Psychology, tác giả William James đã nhận thấy rằng con người không có cách nào để tập trung hoàn toàn vào hiện tại. Luôn có những ám ảnh trong suy nghĩ của chúng ta về quá khứ và tương lai, bất chấp chúng ta có cố gắng tập trung, thiền hay loại bỏ những suy nghĩ đó.

Tâm trí của chúng ta luôn hối tiếc về những việc đã làm trong quá khứ, cũng như mong chờ một tương lai có thể sẽ không bao giờ đến. Nhưng vẫn có cách để chúng ta loại bỏ những suy nghĩ đó, theo William James đó chính là thiền.

Thiền đã được chứng minh là có thể làm chậm nhận thức của chúng ta về thời gian, giúp giảm lo âu và trầm cảm. Vì vậy nếu bạn đang gặp vấn đề về những suy nghĩ về quá khứ hay tương lai, hãy cố gắng ngồi thiền để lấy lại cân bằng.

3.

Năm nhuận là một khái niệm khá quen thuộc, tuy nhiên có thể nhiều người chưa hiểu rõ về nó. Năm nhuận xảy ra mỗi 4 năm, khi chúng ta có thêm một ngày vào tháng 2. Vì thực tế một năm của cúng ta không phải 365 ngày chẵn, mà là xấp xỉ 365,242 ngày.

Do đó nếu không tính năm nhuận thì mỗi năm chúng ta sẽ bị mất đi khoảng 6 giờ. Điều này sẽ dẫn tới sự không chính xác của lịch hiện đại mà chúng ta sử dụng.

Điều đáng nói ở đây là rất nhiều nơi không chấp nhận ngày 29 tháng 12 như một ngày trong năm. Các bệnh nhân nhập viện ngày này không được lập hồ sơ, bạn cũng không thể mở tài khoản ngân hàng vào ngày này vì các hệ thống máy tính không nhận diện được năm nhuận.

4. Một phút ở New York

Người ta đã định nghĩa một phút ở New York là khoảng thời gian từ khi đèn giao thông chuyển từ đỏ sang xanh và chiếc xe phía sau thì bấm còi inh ỏi. Điều đó có nghĩa là một phút ở New York diễn ra quá nhanh đến mức mà chúng ta không kịp nhân ra.

Khái niệm này được gọi là “nhận thức thời gian”, khi chúng ta cảm nhận thời gian trôi qua mà không đong đếm bằng đồng hồ. Khi đó, chúng ta sẽ cảm nhận thời gian trôi qua hoàn toàn khác tại những địa điểm khác nhau. Tất nhiên đó chỉ là cảm nhận của từng người chứ không phải thực tế.

Nhận thức thời gian tại các thành phố lớn trôi qua nhanh hơn khá nhiều so với các vùng quê hẻo lánh, do mắt của chúng liên tục cập nhật những hình ảnh và sự kiện mới. Nhiều người cho rằng một phút tại thành phố New York bằng 5 phút ở những nơi khác.

5. Âm nhạc và thời gian

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có cảm giác như thời gian đang ngừng trôi khi đắm mình vào một bản nhạc hay. Đó là một hiện tượng tâm lý đã được khoa học giải thích, mà trong đó âm nhạc hoàn toàn có thể điều khiển sự nhận thức thời gian của chúng ta, giống như khái niệm đã đề cập ở trên.

Các bản nhạc cổ điển không có một tốc độ nhịp điệu cố định. Không ai biết được Mozart sáng tác bản Concerto số 24 giành cho piano với nhịp điệu nhanh hay chậm. Âm nhạc cổ điển cho phép người biểu diễn thể hiện bản nhạc theo nhịp điệu mà họ cảm nhận, có thể là rất chậm (largo), hơi chậm (larghetto) hoặc nhịp điệu nhanh và sôi động (Allegretto).

Chính yếu tố này khiến âm nhạc có thể điều khiển sự nhận thức giới gian của chúng ta. Khi nghe một bản nhạc quen thuộc có tiết tấu chậm, bạn sẽ cảm thấy thời gian như trôi chậm lại và ngược lại với một bản nhạc có tiết tấu nhanh và sôi động.

(Còn tiếp ...)

0