ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh

Ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu TTHCM 1. TTHCM là chủ nghĩa Mác Lê Nin ở Việt Nam: TTHCM hình thành phát triển trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan chủ nghĩa Mác Lê Nin, thuộc hệ tư tưởng giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin ...

Ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu TTHCM

1. TTHCM là chủ nghĩa Mác Lê Nin ở Việt Nam:

TTHCM hình thành phát triển trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận và nhân sinh quan  chủ nghĩa Mác Lê Nin, thuộc hệ tư tưởng giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào đường lối CMVN. Vì vậy, Đại hội 7 nhắc nhở phải học tập TTHCM.

2. Cốt lõi TTHCM là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH:

Suốt đời Hồ Chí Minh đã lựa chọn và nhất quán đi theo con đường đã chọn. Dưới ngọn cờ tư tưởng ấy, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, mang tầm vóc thời đại. Cốt lõi của TTHCM là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Độc lập dân tộc là để xây dựng thành công CNXH và ngược lại. Xây dựng CNXH thực chất là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, con người.

3. TTHCM là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường:

Để phát triển đất nước theo định hướng XHCN vững vàng, độc lập dân tộc đòi hỏi phải khai thác nhân tố bên trong, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, sử dụng có hiệu quả nhân tố đó đòi hỏi phải nâng cao tinh thần tự chủ, tự lực tự cường, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để hoạch định sự phát triển đất nước.

Nắm TTHCM là có vũ khí sắc bén tiếp cận thế giới hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc tới những thuận lợi mới.

– Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cáchmạng Việt Nam gồm những điểm sau:

Một là,

trung với nước hiếu với dân.Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩmchất khác.Từ khái niệm cũ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyềnthống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nộidung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếuvới dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự docủa Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nàocũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lờikêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dàivề sau

Hai là,

yêu thương con ngườiQuan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. HồChí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chấtđạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những ngườicùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: “Tôi chỉ có mộtsự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độclập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũngđược học hành”Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệthọ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái… không phân biệtmột ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trongtấm lòng nhân ái của Người.Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầmkhuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúngta: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phầntốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi,đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từhạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằngcách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứkhông phải đập cho tơi bời”Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêuthương con người

Ba là,

cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao độngcó kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh,không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩavụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền củacủa dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “khôngxâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”. Phải “trongsạch, không tham lam”. “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không thamsung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chínhđại, không bao giờ hủ hoá”.Chính, “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Đối với mình: không tựcao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triểnđiều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới,luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người,với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởngthụ thì mình nên đi sau”; phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Bốn là,

tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vôsản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anhem”; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động cácnước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thựctiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.

0