23/05/2018, 17:54

Xin giải nghĩa hộ câu: "Trông mặt mà bắt hình dong"?

Theo từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam thì câu này (thường có thêm phần thứ hai: con lợn có béo cỗ lòng mới ngon) có nghĩa là "Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết thế nào". Ở Trung Quốc từ đời Tây Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 9 sau CN) người ta đã biết chia mặt người thành ...

Theo từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam thì câu này (thường có thêm phần thứ hai: con lợn có béo cỗ lòng mới ngon) có nghĩa là "Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết thế nào". Ở Trung Quốc từ đời Tây Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 9 sau CN) người ta đã biết chia mặt người thành 365 khuôn hình và xem xét tướng mặt là một nghề có từ lâu đời. Mạnh Tử cho rằng: Đôi mắt không che dấu được thiện ác. Riêng về mắt có riêng khoa nhãn học phân biệt được tới 39 kiểu mắt khác nhau (mang tên 39 loài động vật) như mắt rồng, mắt phượng, mắt chim sẻ, mắt bồ câu, mắt khỉ, mắt rùi... Ngoài ra còn rất nhiều sự phán đoán về trán, tóc, tai, mũi, mồm, môi, cằm... có thể tìm thấy vô vàn câu tục ngữ hoặc thành ngữ liên quan đến nhân tướng học, chẳng hạn như "Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm", "Người khôn dồn ra mặt", "Người nào mặng nặng như mo, chân đi bậm bịch thì cho chẳng màng", "Những người mặt nạc đóm dày, mo nang trôi xấp biết ngày nào khôn", "Những người con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền", "Má biếng bầu coi lâu muốn chửi, mặt chữ điền tiền rưỡi muốn mua"... Khó lòng mà nói được câu nào đúng, câu nào sai và tại sao lại như vậy. Có những câu rất nặng mầu sắc phong kiến (đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà) hoặc rất áp đặt một cách  vô đoán (những người lanh lảnh tiếng đồng, số chẳng sát chồng thì cũng hại con).... Đành phải dựa vào việc tự chiêm nghiệm của mỗi người qua kinh nghiệm sống mà tự phán xét lấy.

0