21/02/2018, 08:31

[ Văn học 12] Đôi nét về tác phẩm “Việt Bắc” -Tố Hữu

Đôi nét về tác phẩm “Việt Bắc” -Tố Hữu Việt Bắc là bản hùng cả của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ ...

Đôi nét về tác phẩm “Việt Bắc” -Tố Hữu

Việt Bắc là bản hùng cả của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Tập thơ kết tinh tình cảm lớn của con người Việt Nam. Không chỉ là bản hùng ca, Việt Bắc còn là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa đồng bào chiến khu với cán bộ cách mạng, giữa nhân dân miền ngược và miền xuôi, hậu phương và tiền tuyến, lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ,…

ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM VIỆT BẮC - TỐ HỮUĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM VIỆT BẮC – TỐ HỮU

Hoàn cảnh sáng tác

– Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

– Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954 , hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại , miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng CNXH một trang sử mới của đất nước mở ra.

– Tháng 10/ 1954 , Trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến (trong đó có Tác giả Tố Hữu) từ căn cứ miền núi  về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến.Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Nội dung chính

– Tái hiện những kỉ niệm Cách mạng, kháng chiến. Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

– Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

– Thể hiện tình cảm của Tố Hữu đối với quê hương Cách mạng Việt Bắc: yêu mến, gắn bó, tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc, đất nước. Việt Bắc là khúc hùng ca, tình ca về Cách mạng, về kháng chiến, về những con người trong kháng chiến chống Pháp.

Kết cấu bài thơ:

Việt Bắc được tổ chức theo lỗi đối đáp giữa kẻ ở người đi: Điều này được thể hiện ngay ở hình thức văn bản. Văn bản, bài thơ được trình bày theo hai kiểu chữ: in nghiêng và in đứng. Ở mỗi phần đều có dấu gạch ngang báo hiệu lời phát ngôn trực tiếp của một chủ thể trữ tình. Nếu đoạn thơ in nghiêng là lời người ở lại ướm hỏi, gợi nhắc kẻ lên đường thì đoạn thơ in đứng là lời tâm tình, nhắn nhủ ôn lại kỉ niệm sâu đạm trong lòng người ra đi.

Lối đối đáp, ta vẫn thấy trong các sinh hoạt văn hóa dân gian trong các buổi hát đối, hát ví, hát dao duyên: Bài thơ có kết cấu quen thuộc của ca dao, dân ca. Tuy nhiên đây không chỉ là lời hỏi đáp mà còn là sự hô ứng đồng vọng. Lời đối đáp không chỉ giải đáp lời hỏi mà còn là sự tán đồng mở rộng làm phong phú ý tình lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng ngân vang những tình cảm chung

Nguồn:  

0