28/05/2017, 20:56

Vai trò của tiếng mẹ đẻ

Đề bài: Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập hai) nhà văn Pháp A.Đô-đê đã đề cao vai trò củo tiếng mẹ đẻ qua câu nói của nhân vật thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao ...

Đề bài: Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập hai) nhà văn Pháp A.Đô-đê đã đề cao vai trò củo tiếng mẹ đẻ qua câu nói của nhân vật thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”. Từ câu nói đó em có suy nghĩ gì về vai trò của tiếng mẹ đẻ nói chung, của tiếng Việt nói riêng và việc học tập tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay? GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. ...

Đề bài: Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập hai) nhà văn Pháp A.Đô-đê đã đề cao vai trò củo tiếng mẹ đẻ qua câu nói của nhân vật thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Từ câu nói đó em có suy nghĩ gì về vai trò của tiếng mẹ đẻ nói chung, của tiếng Việt nói riêng và việc học tập tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay?

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Về kĩ năng

– Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để giải quyết vấn đề: Vai trò của tiếng Việt và việc học tập tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay.

– Kết hợp có hiệu quả các thao tác nghị luận, các phương thức biểu đạt để làm nổi bật vấn đề; tạo sức thuyết phục bằng lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, luận điểm cụ thể, hành văn lưu loát.

B. Về kiến thức

– Từ sự hiểu biết về truyện ngắn Buổi học cuối cùng, thấy được vai trò, ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ:

+ Khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp. Đó là văn hoá. là tinh hoa của dân tộc Việt qua các thời đại, là sự sống còn của đất nước.

+ Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện quan trọng, trong đối ngoại, giao lưu văn hoá, trong giao tiếp hàng ngày ở nước ta.

+ Tuy nhiên một bộ phận lớp trẻ hiện nay chưa ý thức được tằm quan trọng đó; quên trau dồi, học tập tiếng Việt, chỉ lo lao vào học ngoại ngữ với mục đích thực dụng. Biểu hiện ở những bài văn viết ngô nghê, dở khóc dở cười, sai chính tả, ngữ pháp trầm trọng (dẫn chứng cụ thể); hiện tượng sùng ngoại, lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp… (dẫn chứng cụ thể)

+ Trong thời đại hội nhập, việc học thêm ngoại ngữ là cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt, phải thường xuyên trau dồi tiếng Việt. Vì như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc”. Và chỉ có thể học tốt tiếng Việt mới học tốt ngoại ngữ.

+ Với học sinh, cần rèn luyện ngay ở lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong diễn đạt, trong các bài làm văn… Có như vậy mới hi vọng làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, giàu đẹp. 

PHẠM ANH TUẤN

GV. THCS Đồng Thành – Yên Thành – Nghệ An 

 

Từ khóa tìm kiếm

  • vai trò của tieng viet
  • vai trò của tiếng mẹ đẻ
  • vai tro cua tieng noi dan toc
  • Vai tro cua tieng me de
  • vai trò của tiếng nói dân tộc hiện nay
  • viet đoan van vê tiêng me đe
  • tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ
  • bai lam van mau ban ve tieng noi bao ve tieng noi dan toc va vai tro cua tieng noi dan toc trong doi song
  • vai trò ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ
  • Vai trò cuả tiếng mẹ đẻ
0