21/02/2018, 08:42

VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU – NGUYÊN NGỌC

VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU – NGUYÊN NGỌC (st) I – Hoàn cảnh sáng tác – Tác phẩm được sáng tác 1965, khi giặc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, cả nước sôi sục không khí đánh Mĩ. – Tác phẩm ra đời lần đầu tiên trên tạp ...

VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU – NGUYÊN NGỌC

(st)

I – Hoàn cảnh sáng tác

– Tác phẩm được sáng tác 1965, khi giặc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, cả nước sôi sục không khí đánh Mĩ.

– Tác phẩm ra đời lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

II. Tóm tắt truyện

Cây xà nu gắn bó với người Xô Man, Tnú mồ côi từ nhỏ, cùng Mai nuôi, giấu cán bộ, học chữ, làm liên lạc. Bị giặc bắt, tra tấn, Tnú vẫn không khai, ba năm sau vượt ngục về làng, anh trở thành người lãnh đạo thanh niên đánh giặc. Bọn giặc tra tấn vợ con anh đến chết, đốt mười ngón tay Tnú bằng nhựa cây xà nu. Cụ Mết cùng dân làng nổi dậy cứu anh. Tnú đi bộ đội, sau ba năm về làng, cụ Mết kể cuộc đời anh cho dân làng nghe.

III- Chủ đề

Qua hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, tác phẩm ca ngợi phẩm chất anh hùng bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hung bạo.

1. Cốt truyện và cách tổ chức bố cục tác phẩm:

  • Rừng xà nu được kể theo một lần về thăm làng của Tnú sau 3 năm đi bộ đội. Đêm áy, dân làng Xô Man quây  quần quanh bếp lửa mà nghe cụ Mết kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và làng Xô Man
  • Rừng xà nu là sự hòa quyện giữa hai cuộc đời cuộc đời Tnú và cuộc đời làng xô man, hai cuộc đời ấy đều đi từ bóng tối đau thương ra ánh sáng chiến đấu, chiến thắng, đi từ hai bàn tay không đến hai bàn tay cầm vũ khí, đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng
  • Cốt truyện rừng xà nu căng ra trong xung đột quyết liệt một mất một còn, một bên là nhân dân, một bên là kẻ thù Mĩ-Diệm. Xung đột ấy đi theo tình thế đảo ngược  mà thời điểm đánh dấu là lúc ngọn lửa của lòng căm thù cháy trên mười đầu ngón tay Tnú

IV> Nhan đề tác phẩm:

– Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng xô Man” hay nhân vật “Tnú”  – nhân vật chính của tác phẩn, nhưng nếu làm vậy, truyện sẽ mất đi tính khát quát và sức gợi mở.

Đặt tên cho tác phẩm Rừng xà nu đồng thời chứa đựng cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng của tác phẩm

Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái không khí, hương vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng man dại  và sức sống bất diệt của cây và tinh thần bât khuất của người

Bởi vậy, Rừng xà nu bao gồm cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhay, toát lên hình tượng sinh động của rừng xà nu

0