21/02/2018, 08:42

Đọc hiểu đoạn văn từ “Ai ở xa về…. cõng Mị đi” _ Vợ chồng A Phủ

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt ...

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Xem thêm các bài văn tác phẩm Vợ chồng A Phủ

  1. Đề bài: 
  2. Đề bài:

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:

– Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.

Xem thêm toàn bộ bài viết của

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

– Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

Câu 2: Cách giới thiệu nhân vật Mị của tác giả có điểm gì đáng chú ý:

Câu 3: Câu nói  Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp gì ở Mị

Câu 4: Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?

Vợ chồng A PHủVợ chồng A PHủ

Bài làm:

Câu 1: Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạc được sau chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài suốt 8 tháng, tập truyện tên “Truyện Tây Bắc”, là nỗi nhớ niềm thương, bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ

Câu 2: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mở đầu bằng những giọng văn đượm buồn phác họa chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Lời văn vừa cụ thể, vừa gợi cảm rất ám ảnh. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, cô ấy là vợ A Sử.

=> Mị được giới thiệu từ đầu tác phẩm với một chân dung ấn tượng, kích thích, khơi dậy sự hứng thú, khám phá nơi người đọc.

Câu 3: Khi thống lí Pá Tra đến bảo bổ Mị: “Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho” thì Mị bảo bố răng: “ con nay đã biết quốc nương làm ngô. Con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” Câu nói là sự lựa chọn dứt khoát đầy bướng bỉnh ngang ngạnh của Mị. Câu nói chất chứa tinh thần phản kháng, quyết liệt, niềm khát khao tự do của Mị. Mị thà chấp nhận làm nương, làm rẫy cực nhọc để được tự do còn hơn làm dâu con nhà giàu mà phải buộc mình vào kiếp nô lệ

Câu 4: Lí do: Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra bởi món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ để lại. (Hồi trẻ, bởi không có tiền cưới nên bố mẹ Mị đã phải vay của bố thống lí Pá Tra với lãi suất cao, lãi mỗi năm là một nương ngô). Đến khi mẹ của Mị chết, món nợ cũng chưa chả hết. Thống lí Pá Tra muốn Mị về làm dâu nhà thống lí thì ông sẽ xóa hết nợ cho nhà Mị.

=> Câu chuyện của Mị nói lên cuộc sống tối tăm, cùng cực của những con người lao động vùng Tây Bắc. Nối tiếp thân phận Chí Phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố, những người dân miền núi phía Bắc cũng bị roi vào bi kịch quyền làm người một cách đau thương. Từ góc quay rất hẹp, từ một chi tiết của cuộc sống thường nhật, Tô Hoài dã khát quát bức tranh rộng lớn của Tây Bắc với những gam màu đen tối, đau thương. Ở nơi đó, lũ chúa đất, thực dân luôn đè đầu cưỡi cổ, đọa đày cả thể xác và tinh thần của những người lao động nghèo. Dưới ách áp bức tầng tầng lớp lớp đó, những người nghèo chỉ biết cúi đầu cam chịu nhẫn nhục thân phận đau đớn

0