24/05/2017, 13:01

Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Đất nước là một đề tài lớn có tính chất truyền thống trong văn học, tư tưởng đất nước của nhân dân đã xuất hiện từ rất lâu ngay từ thế kỉ 15, Nguyễn Trãi đã biết “ ...

Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về Tư tưởng đất nước của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Đất nước là một đề tài lớn có tính chất truyền thống trong văn học, tư tưởng đất nước của nhân dân đã xuất hiện từ rất lâu ngay từ thế kỉ 15, Nguyễn Trãi đã biết “ lấy dân làm gốc” và “ Việc nhan nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỉ XX, nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng khẳng định, cũng gắn dân với nước: “ Dân là ...

Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về

Đất nước là một đề tài lớn có tính chất truyền thống trong văn học, tư tưởng đất nước của nhân dân đã xuất hiện từ rất lâu ngay từ thế kỉ 15, Nguyễn Trãi đã biết “ lấy dân làm gốc” và “ Việc nhan nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỉ XX, nhà chí sĩ Phan Bội Châu cũng khẳng định, cũng gắn dân với nước: “ Dân là dân nước, nước là nước dân”. Từ sau cách mạng tháng Tám, tư tưởng đất của nhân dân trong văn học mới thực sự có sự phát triển vượt bậc. đất nước giờ đây đã thuộc quyền làm chủ của triệu triệu người lao động, thật có lí khi Nguyễn  Đình Thi viết “ Ôm đất nước những người áo vải- Đã đứng lên thành những anh hùng”. Nhưng phải đến những năm 60 khi cuộc chiến tranh nhân dân lên tới đỉnh cao thì tư tưởng đất nước của nhân dân mới được tỏa sáng và được nhận thức đầy đủ trọn vẹn nhất. chính tư tưởng ấy đã hội tụ kết tinh trong trang thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Tư tưởng ấy giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trang thơ nhưng đầy đủ nhất là ở đoạn thơ cuối cùng.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ này tỏng hoàn cảnh chiến trường đang bom đạn ông thi ngồi viết, chăng hiểu tại sao mà ông viết một mạch trôi trẩy có những lúc bản thảo bay tứ tung khắp nơi. Mặc cho bom đạn ông đa viết lên bài thơ này. Để qua đó ông gửi cả tư tưởng tình cảm của mình vào trong đó. Có thể nói bài thơ như một ánh sao sáng rực rỡ trong bom đạn hay chính những bom đạn kia đã góp phần cho hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 tu tuong dat nuoc cua nhan dan qua bai dat nuoc nguyen khoa diem

Từ những khổ thơ đầu tác giả đã thể hiện rõ quan niệm tư tưởng của mình hình ảnh đất nước trong những tập tục thói quen, nơi ở của nhân dân. Đất nước có hình bóng của nhân dân ta trong những danh lam thắng cảnh. Chính những đức tính tốt đẹp của nhân dân đã làm nên cảnh đẹp thiên nhiên nước Việt. thế nhưng đến đoạn thơ cuối thì tư tưởng đó mới thực sự rõ ràng qua câu nói khẳng định để đất nước của nhân dân.

Đoạn thơ mở đầu bằng những lời thủ thì chân thành của chàng trai nói với cô gái về đất nước, về những anh hùng vo danh kia, họ là ai trong xã hội lúc bấy giờ:

           “Em ơi em
           Hãy nhìn rất xa
           Vào bồn nghìn năm đất nước
           Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
           Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta
           Cần cù làm lụng
           Khi có giặc người con trai ra trận
           Người con gái trở về nuôi cái cùng con
           Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
                                 ……
            Họ đã sống và chết
           Giản dị và bình tâm
           Không ai nhớ mặt đặt tên
           Nhưng họ đã làm ra đất nước”

Lời gọi nhẹ nhàng tha thiết ấy khiến ai nghe cũng muốn nghe lời muốn nghe tâm sự. chàng trai ấy thủ thỉ với người yêu của mình về lịch sử anh hùng của đất nước , những người anh hùng áo vải. trong khi nhắc đến lịch sử thì chúng ta cũng như những nhà thơ thường nhớ đến những triều đại cùng những anh hùng tên tuổi được ghi vào sử sách Việt Nam như Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ… thì Nguyễn Khoa Điềm lại khác. Dường như ông muốn kể nhiều hơn về những con người vô danh tiểu tốt, những con người sống bình dị mà chết cũng bình dị. Họ là những người nông dân đông đảo, là những người bình thường như những người bình thường khác. Nhưng chính họ đa truyền lại cho ta những giá trị truyền thống về vật chất và tinh thần vô cùng đáng quý cho cả thế hệ mai sau nữa. chính họ đã ạo dựng chủ quyền đắp xây nền móng cho ngôi nhà đất nước. Dù cho tên tuổi cống hiến của họ không được hậu thế lưu truyền.

Trước hết là họ là những người dân bình thường mà lại đem lại hòa bình cho tổ quốc đất nước.        

                   
         “ Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
           Con trai, con gái bằng tuổi chúng ta
           Cần cù làm lụng
           Khi có giặc người con trai ra trận
           Người con gái trở về nuôi cái cùng con
           Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”

Bốn nghìn năm trước cũng có những người con giống như “anh” và “em”, là những người con, người nông dân giản dị thật thà chất phác. Những người nông dân ấy như Nguyễn Đình  Thi đã viết :

              “ Từ gốc mía bờ tre hồn hậu
                 Đã bật lên những tiếng căm hờn”

Nông dân Việt Nam ta hồn hậu, bình dị, chuộng hòa bình nhưng một khi đã căm thù, một khi chúng không muốn cho nhan dan ta một cuộc sống hòa bình yên ổn thì nhân dân ta đứng lên quật khởi thành công. Thời bình những người con trai con gái ấy làm lụng cần cù đến khi có giặc đến thì đàn bà cũng phải đánh. Người con gái không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn góp phần vào đánh giặc. họ chiến đấu rồi họ hi sinh không ai nhớ mặt đặt tên họ nhưng chính họ là người làm nên đất nước

Thứ hai là những vật chất, kinh nghiệm và đời sống tinh thần của nhân dân ta để lại. Họ truyền lửa qua mỗi nhà, truyền lại hạt giống mà đến ngày nay ta vẫn còn gìn giữ. Đó không chỉ đơn thuần là hạt lúa, cái lửa mà nó còn là kinh nghiệm bao năm tích góp được của ông cha ta. Không chỉ vậy họ truyền lại tiếng của mình cho con tập nói và đến nay nó là tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta.

Chinh những điều đó đã thể hiện đất nước của nhân dân. Nhân dân chính là người làm nên đất nước chứ không phải ai khác. Họ chiến đấu rồi hi sinh tất cả để mà vang mãi:
                

“ Để đất nước của Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao huyền thoại”

Sang đoạn tiếp theo tác giả lại tiếp tục thể hiện tư tưởng của nhân dân trên bình diện văn hóa :

               “ dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”
                 Biết quý công cầm vàng những ngày lăn lội
                 Biết trồng tre chờ ngày thành gậy
                 Đi trả thù mà không sợ dài lâu
                 Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
                 Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
                 Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
                 Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

Nhà thơ đưa chúng ta trở về với ngọn nguồn phong phú cua văn học dân gian mà tiêu biểu nhất là ca dao. Tác giả chọn từ văn học dân gian ba vẻ đẹp tiêu biểu nhất của người Việt ta. đó là vẻ đẹp say đắm trong tình yêu, tôn thờ sự thủy chung và trân trọng người yêu của mình “dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi””. Đó không phải là một tình yêu bồng bột mãnh liệt mà là một tình yêu nồng thắm dịu dàng. Đồng thời nói lên vẻ đẹp quý trọng sức lao động trong câu thơ “Biết quý công cầm vàng những ngày lăn lội”, nguồn từ câu ca dao “Cầm vàng chỉ sợ vàng rơi- Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Nhân dân ta chuộng lao động, cần cù làm ăn. Tiếp đó là vẻ đẹp của sự kiên trì bền bỉ trong câu thơ “Biết trồng tre chờ ngày thành gậy –  Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Từng ấy đức tính tốt đẹp tiêu biểu nhất được nhà thơ mượn ca dao khái quát lên để thấy rằng nhân dân không chỉ dựng nên một lịch sử đất nước bốn ngàn năm oai hùng mà còn dựng lên một bề dày văn hóa đất nước. hình ảnh cuối bài thơ như ca ngợi vẻ đẹp của đất nước hay chính là nhắc chúng ta “ uống nước nhớ nguồn”. dòng sông kia bắt nước từ đâu mà khi về đất nước của mình lại bắt lên câu hát cũng giống như đất nước ta do ai xây dựng và giữ gìn mà đến bây giờ lại tươi đẹp như thế.

Tư tưởng đất nước của nhân dân là một tư tưởng mang tầm vóc lịch sử được thể hiện một cách sáng tạo nhuần nhị vừa sâu sắc lắng đọng vừa bay bổng  diệu kì trong trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm . Nó đánh dấu cho bước phát triển của thơ ca chống Mỹ: triết lí mà không hề khô khan.

0