24/05/2017, 13:00

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà ngữ văn 11

Phan tich bai tho The non nuoc cua Tan Da – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Thề non nước của nhà thơ Tản Đà trong chương trình văn học lớp 11 tập 2. Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sinh ra trên quê hương Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây nằm cạnh núi Tản sông Đà vì thế cho ...

Phan tich bai tho The non nuoc cua Tan Da – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Thề non nước của nhà thơ Tản Đà trong chương trình văn học lớp 11 tập 2. Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sinh ra trên quê hương Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây nằm cạnh núi Tản sông Đà vì thế cho nên bút danh của ông là Tản Đà. Người ta thường nói Tản Đà là con người của hai thế kỉ là cầu nối giữa hai thời đại thi ca. Ông là nhà thơ của thơ truyền thống nhưng cũng ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Thề non nước của nhà thơ Tản Đà trong chương trình văn học lớp 11 tập 2.

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sinh ra trên quê hương Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây nằm cạnh núi Tản sông Đà vì thế cho nên bút danh của ông là Tản Đà. Người ta thường nói Tản Đà là con người của hai thế kỉ là cầu nối giữa hai thời đại thi ca. Ông là nhà thơ của thơ truyền thống nhưng cũng xuất hiện mầm mống của thơ hiện đại. Ông có khá nhiều tác phẩm ngoài những tác phẩm như hầu trời, Khối Tình Con thì chúng ta còn phải kể đến bài thơ Thề Non nước.

phan tich bai tho the non nuoc tan da

Bài thơ được  trích trong tập thề non nước viết về cô đào Vân Anh và người lữ khách. Hai nhân vật ấy ngồi uống rượu, cùng nối lời nhau, làm thơ vịnh bức tranh sơn thủy – bức cổ họa – có 3 chữ triện, chữ Nôm “Thề Non nước” mà thành bài thơ này. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, gồm 22 câu thơ. Bốn câu đầu là lời vịnh của du khách, 10 câu tiếp theo của cô đào Vân Anh, 6 câu nối tiếp lại là lời của du khách, 2 câu cuối là tiếng thơ của Vân Anh.

Đồng thời qua bài thơ ta thấy rõ sự ca ngợi của nhà thơ với tình yêu say đắm của nam nữ, lại gửi gắm thêm vào đó một tình yêu nước sâu đậm.

Mở đầu bài thơ với bốn câu thơ đầu, lời vịnh của người du tử lữ khách kia:

“Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không”

Nhắc đến nước và non người ta hay nghĩ đến đó là một bức tranh sơn thủy nhưng không phải vì ở đây nước đã đi rồi không về cùng non nữa. Đoạn thơ gợi lên một hình ảnh của non nước. Đó là một lời thế nặng những nước non bên nhau,cận kề nhau. Trong quá khứ nước nặng một lời thề rằng mãi bên non nhưng hiện tại nước đã đi mãi không về rồi. Chỉ còn mình núi đứng nhìn và trong ngóng, non nhớ đến lời thề của nước. Đó là một lời thề nặng tình nặng nghĩa. Hình ảnh nước non ấy là biểu tượng cho đôi trai gái yêu nhau với những lời thế nặng nghĩa nặng tình. Câu hỏi cuối bài thơ như chất vấn trong lòng người đọc một tình cảm lớn. Đó là tình cảm yêu thương nhưng lại biệt ly. Sự xa cách trong tình yêu khiến cho người ta thấy thương thấy nhớ, không biết rằng người ấy có đợi chờ mình nữa không?!

Sang tiếp mười câu thơ sau là lời của Vân Anh, đó là những dòng thơ đầy tâm trạng, mạng đầy màu sắc:

“Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa”

Sự thương nhớ làm cho những người yêu thương nhau phải ngóng trông phải mong chờ từng ngày từng tháng. Sự chờ mong luôn khiến cho người ta đau khổ. Hình ảnh núi cao hiện lên với những chi tiết thể hiện sự nhớ mong của người chờ đợi thạt là buồn nhưng cũng rất đẹp. Tâm trạng ấy không đơn giản là tâm trạng nữa mà nó hiện thân thành những nhớ thương, những hình ảnh cụ thể. Núi cao ấy thương nhó đến mức dòng lệ khô cạn, mái tóc mây đã ngả màu tuyết trắng, nhớ thương đến già đi. Những sóng gió của cuộc tình ấy thì đều làm cho vẻ đẹp đời chờ của non đẹp hơn. Tâm hồn tình yêu của non đẹp như ngọc như vàng. Tình cảm ấy dù cho sông có cạn đá có mòn thì non nước vẫn không quên khi vẫn còn sống trên cõi đời này.

Sáu câu thơ sau lữ khách kia một lần nữa lại lên tiếng:

“Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui”

Nếu như những câu thơ trên của non hay chính là người con gái trong dáng vẻ và tâm trạng đợi chờ thì đên đoạn thơ này nước hay chính là người con trai đã lên tiếng. câu hỏi tu từ như khẳng định tình yêu chân thật và không quên của nước. Nước đi ra bề rồi lại quay về với non giống như những chàng trai ra đi vì sự nghiệp rồi sẽ có ngày về với quê hương về với người yêu của mình. Đây giống như những lời an ủi tâm tình của nước dành cho non, rằng nước vẫn còn phải đi nữa nhưng dù đi đâu thì nước sẽ về vơi non, vẫn hội tụ đầy tình cảm vì vậy non chớ buồn lam chi.

Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ với sự khẳng định tình cảm đẹp đẽ của non và nước:

“Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi lời thề”

Tình cảm ấy, tình yêu ấy mãi không bao giờ ngừng nó sẽ giống như những con sóng kia mãi mãi vỗ vào bờ dù xa vời cách trở. Nghìn năm hay nhiều hơn con số ấy thì nước non vẫn cứ không tách rời, vẫn cứ giao ước kết đôi. Và lời thề xưa sẽ mãi vẹn nguyên như thế.

Qua đây ta thấy Tản Đà đã để lại cho chúng  ta những tình cảm thật sự đẹp, tình yêu đôi lứa sắt son bền vững không vụ lợi không toan tính. Dù cho khoảng cách địa lý có xa xôi, dù cho thời gian có chầm chập trôi thì lời thề non nước vẫn luôn sắt son như thế.

0