Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng (phần 1)

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng (phần 1) Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập Quảng cáo A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, ...

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triên của sự vật và hiện tượng (phần 1)

Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

Quảng cáo

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập

B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập

D. Nhiều mặt đối lập.

Quảng cáo
Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn      B. Xung đột

C. Phát triển      D. Vận động.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

Quảng cáo

A. Khác nhau

B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau

D. Ngược chiều nhau

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 8. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập

B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 9. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp

B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể

D. Một cấu trúc

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B A A B C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D A C C C

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm GDCD 10

0