24/05/2018, 09:28

Thuốc ngủ uống thế nào?

Ảnh minh họa Mất ngủ liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và tâm sinh lý của bệnh nhân. Đó là lý do nhiều người tìm đến thuốc ngủ để có một giấc ngủ tròn đầy. Thế nhưng, bạn biết gì về loại thuốc này? Thuốc ngủ không cần kê đơn? ...

Ảnh minh họa

Mất ngủ liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và tâm sinh lý của bệnh nhân. Đó là lý do nhiều người tìm đến thuốc ngủ để có một giấc ngủ tròn đầy. Thế nhưng, bạn biết gì về loại thuốc này?

Thuốc ngủ không cần kê đơn?

Điều này không đúng. Trên thị trường hiện nay có hai loại thuốc ngủ: loại kê toa và không kê toa.

Thông thường, các dạng thuốc kê toa có chứa một số chất thuộc họ benzondiazepine, có chức năng an thần, giúp bệnh nhân ngủ được. Loại thuốc không kê toa chủ yếu chứa chất kháng histamine.

Cả hai loại thuốc này nếu sử dụng không đúng cách đều có thể gây ra những tai biến khó lường cho người bệnh. Do đó trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ. Đây là cách giải quyết tốt nhất cho bệnh của bạn.

Dùng thuốc ngủ thường xuyên cũng không sao?

Do mất ngủ thường xuyên, một số người vô tình rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều này rất nguy hiểm. Bạn chỉ nên dùng thuốc ngủ trong một vài ngày đầu. Nếu tình trạng mất ngủ không cải thiện mà kéo dài hàng tháng, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác những yếu tố gây bệnh.

Lý do: Mất ngủ do sang chấn tinh thần, stress đòi hỏi cách trị liệu riêng. Ngoài ra, thuốc chỉ có thể giải quyết tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm các rối loạn về giấc ngủ.

Thuốc ngủ có gây nghiện hay không?

Như những loại thuốc ngủ OTC (không cần kê toa), việc mua bán thuốc ngủ rất đơn giản. Chính điều đó đã khuyến khích thói quen sử dụng thuốc vô tội vạ ở nhiều người. Xuất phát từ cảm nhận chủ quan rằng uống thuốc sẽ ngủ được và ngủ ngon, mỗi lần mất ngủ, họ lại nhờ cậy đến thuốc.

Thói quen này sẽ gây nên hiện tượng lờn và phụ thuộc thuốc. Sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể dẫn đến chứng mộng du, rối loạn giấc ngủ, hệ thống tim mạch. Sau một thời gian dài phụ thuộc thuốc ngủ, người bệnh có thể đánh mất ý chí sống. Đó là tác dụng phụ của thuốc ngủ do các cơ trở nên yếu và run, ý chí của người bệnh bị bào mòn.

Đối tượng nào không nên dùng thuốc ngủ?

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ngủ. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị các bệnh về đường hô hấp, gan, thận tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ.

Nguyên nhân: Các chất trong thuốc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự điều hoà chức năng thở ở não. Ngoài ra, chúng còn tồn tại lâu dài trong cơ thể, làm suy yếu chức năng của gan, thận, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dùng.

Uống thuốc như thế nào cho an toàn?

Nếu cần sử dụng thuốc ngủ, bạn nên chú ý những điều sau: Không dùng thuốc ngủ khi cơ thể đang trong trạng thái mỏi mệt, căng thẳng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ cùng các chất có cồn như rượu, bia. Nếu phải lái xe đường dài hoặc hoạt động thể chất nặng, bạn không nên dùng thuốc ngủ vào buổi tối hôm trước. Đó là vì các hoá chất trong thuốc vẫn tồn tại trong cơ thể bạn và có thể gây buồn ngủ.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Không tự ý dùng lại đơn thuốc ngủ hoặc dùng đơn thuốc của người khác.

Không sử dụng thuốc trị mất ngủ nếu bạn đang uống thuốc giảm đau hoặc những loại thuốc an thần.

Trong gia đình không nên có nhiều người sử dụng thuốc ngủ vào cùng một thời điểm. Chuyện gì sẽ xảy ra khi có những biến cố bất ngờ như hoả hoạn, lũ lụt?

0