24/05/2018, 09:28

Khi nào nên thông lệ đạo cho trẻ nhỏ?

Ảnh minh họa Đáp: Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới. Khi có bệnh lý ở đường lệ, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Tắc ống lệ mũi bẩm sinh gây ra hiện tượng chảy nước mắt với mức độ nhiều hay ít, có ...

Ảnh minh họa

Đáp:

Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới. Khi có bệnh lý ở đường lệ, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Tắc ống lệ mũi bẩm sinh gây ra hiện tượng chảy nước mắt với mức độ nhiều hay ít, có thể chảy thành giọt hoặc chỉ ướt vùng khe mi. Nếu tắc lâu ngày sẽ phát hiện thấy túi nhầy vùng góc trong mắt và gây viêm kết mạc kéo dài. Nguyên nhân của tắc ống lệ mũi bẩm sinh còn do màng ngăn trong thời kỳ bào thai, trong một số trường hợp khác thì lại do biến dạng ống xương của ống lệ mũi. Thông thường tắc ống lệ mũi bẩm sinh sẽ tự thông khi trẻ được 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với từng độ tuổi của trẻ có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Con chị mới được 1 tháng tuổi nên phương pháp điều trị tốt nhất bằng cách

day, xoa nắn vùng túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh tra mắt nếu có viêm nhiễm đi kèm. Ở lứa tuổi này, không nên bơm thông vì dễ gây tổn thương lệ đạo và đây cũng là thời kỳ lệ đạo có thể tự thông. Khi trẻ lớn hơn, từ 3-12 tháng tuổi thì có thể điều trị bằng bơm thông lệ đạo, kết quả điều trị rất khả quan nhưng cần chú ý không nên thông quá 3 lần. Nếu sau 3 lần thông mà không được thì nên dừng lại, đợi chỉ định phẫu thuật. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì biện pháp chủ yếu lại là mổ thông túi lệ mũi hoặc đặt silicon qua hai lệ quản để nước mắt chảy xuống mũi, bơm thông lệ đạo thời điểm này thường kém hiệu quả.

0