06/06/2017, 14:54

Soạn bài xa ngắm thác núi lư

SOẠN BÀI XA NGẮM THẮC NÚI LƯ CỦA LÍ BẠCH (Vọng Lư sơn bộc bố) Câu hỏi 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? Gợi ý: Căn cứ vào nhan đề của bài thơ: Xa ngắm thác núi ...

SOẠN BÀI XA NGẮM THẮC NÚI LƯ CỦA LÍ BẠCH (Vọng Lư sơn bộc bố) Câu hỏi 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? Gợi ý: Căn cứ vào nhan đề của bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư và các từ trong bài: vọng (ngắm), dao (xa), ta có thể xác định tác giả đứng ở vị trí từ xa để ngắm thác nước. Vì từ xa nhà thơ sẽ có cái nhìn toàn cảnh, bao quát được vẻ đẹp hùng ...

SOẠN BÀI XA NGẮM THẮC NÚI LƯ CỦA LÍ BẠCH

(Vọng Lư sơn bộc bố)

Câu hỏi 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

Gợi ý:

Căn cứ vào nhan đề của bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư và các từ trong bài: vọng (ngắm), dao (xa), ta có thể xác định tác giả đứng ở vị trí từ xa để ngắm thác nước. Vì từ xa nhà thơ sẽ có cái nhìn toàn cảnh, bao quát được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước. Và như vậy đây là vị trí có lợi thế đặc biệt trong việc phát hiện những đặc điếm của thác núi Lư.

Câu hỏi 2: Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Gợi ý:

Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đĩnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang, ánh sáng đã chuyến thành màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo. Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lò hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động. 

Như vậy bằng câu thơ mở đầu, tác giả đã tạo ra cái phông nền cho việc miêu tả thác nước. Một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa kì ảo của ngọn núi Hương Lô và hình ảnh thác nước là hình ảnh hùng vĩ, là trung tâm của bức tranh sẽ xuất hiện ở ba câu sau. Như thế câu thơ thứ nhất vừa làm nền, vừa gây cho người đọc ấn tượng tốt đẹp về một bức tranh toàn cảnh và tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.

Câu hỏi 3: Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.

Gợi ý:

Theo dõi tiếp câu thơ thứ hai, hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước; trên đỉnh núi khói tía bay mù mịt, dưới chân núi dòng sông tuôn chảy. Quả là một bức tranh tráng lệ! Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.

Cảnh vật ở câu thơ thứ ba đã chuyến từ tĩnh sang động: “Phi lưư trực há tam thiên xích”. Hai động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng đứng), đã giúp cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn dốc dựng đứng. Ở trên đó, dòng thác tuôn trào với độ cao ba nghìn thước.

Câu thơ cuối: “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” được xem là câu thơ hay nổi tiếng, ở đó có sự kết hợp tài tình giữa thực và ảo. Vậy nên tác giả dùng lối phóng đại để tạo nên một hình ảnh thơ thật huyền ảo với các từ ngữ “nghi” (ngỡ là), “lạc” (rơi xuống) và hình ảnh dải ngân hà đã khiến hình tượng thơ trở nên kì vĩ và huyền thoại. Tuy nhiên lối phóng đại đó vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực tự nhiên. Vì ngọn núi Hương Lô có mây bao phủ, nên quan sát từ xa thác nước được hình dung giống như một vật treo lơ lửng từ chân mây đang tuột xuống, nhìn xa như một dải ngân hà. Vả lại, đế cho sự xuất hiện hình ảnh này trở nên chân thực, tác giả đã chuẩn bị ở hai câu đầu. Hơn nữa trong truyền thuyết Trung Hoa người ta cũng quan niệm Ngân Hà như là một dòng sông thực sự.

Câu hỏi 4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?

Gợi ý: 

Bằng những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo, thác núi Lư chảy từ trên đỉnh núi Hương Lô đã hiện lên với vẻ đẹp kì ảo, hùng vĩ. Qua đó thề hiện tâm hồn tinh tế, sức tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên đằm thắm của Lí Bạch đồng thời bộc lộ phần nào tính cách mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng đầy chí lớn của nhà thơ.

Câu hỏi 5: về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

Gợi ý:

Tuỳ vào cảm nhận khác nhau HS có thể lựa chọn cách hiểu mà bản thân cho là hợp lí và ấn tượng. Tuy vậy, có thể tham khảo thêm:

Quan sát và suy ngẫm bản dịch ở phần chú thích “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt” và bản dịch ở phần dịch nghĩa “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”, ta nhận thấy có thế’ kết hợp cả hai cách hiếu vì chúng đều có thề bổ sung cho nhau để mang lại những hiểu biết đầy đu nhất.

0