06/06/2017, 14:53

Soạn bài đặc điểm của văn bản biểu cảm

SOẠN BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Đọc bài văn Tấm gương và trả lời câu hỏi. Câu hỏi 1: a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì? b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào? c. Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với ...

SOẠN BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Đọc bài văn Tấm gương và trả lời câu hỏi. Câu hỏi 1: a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì? b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào? c. Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào? d. Tinh cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, ...

SOẠN BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM 

1. Đọc bài văn Tấm gương và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1:

a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì?

b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào?

c. Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào?

d. Tinh cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị bài văn?

Gợi ý: 

a- Thông qua những từ ngữ, giọng điệu ngợi ca và lời phê phán tính không trung thực, bài văn Tấm gương đã ca ngợi đức tính trung thực, ngay thẳng của con người, phê phán thói xu nịnh dối trá.

b- Không miêu tả một con người cụ thể mà mượn hình ảnh của tấm gương làm điểm tựa cho bài văn. Qua đó, bộc lộ tình cảm của tác giả vi tấm gương luôn phản chiếu các sự vật xung quanh đúng như bản chất vốn có của nó. Do vậy, trong bài văn tác giả đã ngợi ca phẩm chất của gương nhưng là để ngợi ca đức tính trung thực ngay thẳng của con người.

c - Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương

- Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.

- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.

d- Trong bài văn; bằng tình cảm và sự đánh giá rất rõ ràng, chân thực hình ảnh tấm gương đã hiện lên vô cùng sinh động. Gương không còn là một vật vô tri nữa mà giông như một con người với những phẩm chất cụ thế. Từ đó đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc và sức sống lâu bền cho bài văn trong lòng người đọc.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn văn (SGK tr.86) và trả lời câu hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?

Gợi ý:

- Tinh cảm của đứa con đau khổ, bất hạnh vì phải xa mẹ và sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Đứa trẻ đó đang rất cô đơn và cầu mong sự giúp đỡ của mẹ. Đó chính là tình cảm mà đoạn văn muốn thể hiện.

- Thông qua các từ ngữ thế hiện tiếng gọi, tiếng kêu, tiếng than: “Mẹ ơi! Con khố quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu về thế?”, “Mẹ xa con, mẹ có biết không?”, giúp ta nhận thấy tình cảm ở đoạn văn trên được bộc lộ một cách trực tiếp. 

LUYỆN TẬP

Bài tập. Đọc bài văn Hoa học trò (SGK, tr.87) và trả lời các câu hỏi.

a- Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

b- Hãv tìm mạch ý cua bài văn.

c- Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Gợi ý:

a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -

b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.

c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp.

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 

0