06/06/2017, 14:53

Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

SOẠN BÀI NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Câu hỏi 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần. b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái. c- Hình thức đối đáp này ...

SOẠN BÀI NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Câu hỏi 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần. b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái. c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca. Gợi ý: Trong bốn ý kiến nhận xét ở bài tập 1, ý kiến b và c là đúng ...

SOẠN BÀI NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Câu hỏi 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.

Gợi ý:

Trong bốn ý kiến nhận xét ở bài tập 1, ý kiến b và c là đúng vì:

- Ở ý kiến b: Sáu dòng đầu tiên là câu hỏi của chàng trai thế hiện qua từ “nàng ơi”, sáu dòng sau là câu trả lời của cô gái hướng tới người nghe là “chàng ơi”.

- Ở ý kiến c: Hình thức đối đáp này có ở nhiều bài ca dao, đặc biệt là trong nhừng câu hát giao duyên. VD ở bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”.

Câu hỏi 2: Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Gợi ý:

Như chúng ta đã biết, địa danh thường có những nét tiêu biếu về các phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hoá. Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trừ tình muôn bày tỏ tình cảm với nhau qua việc chia sẻ hiếu biết về nhừng danh lam thắng cảnh cua quê hương đất nước. Điều đó còn cho thấy người hỏi đã biết lựa chọn những nét đặc sắc, tiêu biểu về địa danh và người đáp đã trả lời rất trúng ý của người hỏi. Họ là những con người tài hoa, lịch lãm, tế nhị.

Câu hỏi 3: Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” 

Gợi ý:

- Trong ca dao có một sô bài thường bắt đầu bằng cụm từ “Rủ nhau”. VD: “Rủ nhau đi cấy, đi cày...” hay “Rủ nhau đi tắm ao sen”....

- Nhóm từ “Rủ nhau” được dùng khi người rủ và người được rủ có quan hệ thân thiết, gần gũi, hoặc có chung mối quan tâm và cùng muốn thực hiện một việc gì đó.

- Với bút pháp tả cảnh gợi nhiều hơn tả, thông qua các địa danh tiêu biểu của hồ Gươm: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn - một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp giàu truyền thống lịch sử - văn hoá đã hiện lên ngay trước mắt người đọc. Những tên gọi đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức và trở thành những tên gọi thân thương quen thuộc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

- Địa danh và cảnh trí gợi cho người đọc nhớ đến truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đó là một hồ Gươm, một Thăng Long huyền thoại. Qua đó gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.

- Câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”, với giọng điệu tự nhiên, tâm tình, nhắn nhũ là lời khẳng định về công lao to lớn của cha ông ta trong việc xây dựng cơ đồ cho dân tộc. ơ đây, những địa danh của hồ Gươm được nâng lên thành biểu trưng cho truyền thống lịch sử - văn hoá của dân tộc Việt Nam. Qua đó, muốn nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau cần giừ gìn và tiếp tục xây dựng những truyền thống văn hoá tôt đẹp ấy.

Câu hỏi 4: Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Gợi ý:

- Nhận xét về cảnh trí xứ Huế: Bài ca dao đã phác hoạ ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế thơ mộng. Bức tranh đó có “non xanh”, “nước biếc” là những màu sắc khá nên thơ, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống. Bức tranh đó được sánh với “tranh hoạ đồ”, gợi lên một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá.

- Nhận xét về cách tá cảnh: Bài ca dao sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với các định ngữ đã vẽ nên những đường nét và màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế.

- Phân tích đại từ “ai” và những tình cảm ẩn chứa trong câu ca dao “Ai vô xứ Huế thì vô”: Đại từ “ai” được hiểu theo rất nhiều nghĩa vì: đại từ “ai” trong ca dao thường mang ý nghĩa phiếm chỉ. Đó có thể là một hoặc nhiều người, hàm chứa nhiều đôi tượng mà tác giả hướng tới. Lời ca dao “Ai vô xứ Huế thì vô...” là lời mời, lời nhắn nhủ. Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.

Câu hỏi 5: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Gợi ý:

- Hai dòng thơ đầu mỗi dòng gồm 12 tiếng, được kéo dài ra và khác với một dòng thơ bình thường. Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.

- Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà CÒI1 rất đẹp và đầy sức sống.

Câu hỏi 6: Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Gợi ý:

- Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối của bài 4 là một cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

- “Thân em” được so sánh với hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng”. Đây là một sự so sánh tự nhiên, sinh động gợi lên nét trẻ trung phơi phới đầy sức xuân.

- Trước cánh đồng bao la, rộng lớn, tác giả dân gian vẫn nhận ra cô gái vô cùng đáng yêu “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Ở đó cô gái chính là hồn của cảnh vật.

Câu hỏi 7: Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Gợi ý:

- Bài 4 là một cách bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái, thông qua việc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp cùa đối tượng trữ tình- một vẻ đẹp đầy sức sông, trẻ trung. Bởi vậy, có thể kết luận rằng đây chính là lời cũa chàng trai.

- Cùng với cách hiếu trên, còn có thế hiểu theo cách khác đó là: lời của bài ca dao là lời của cô gái, cô đã ý thức được vẻ đẹp của bản thân “Thân em như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Song trước không gian rộng lớn thì “chẽn lúa đòng đòng” lại trở nên nhỏ nhoi, vô định, nên đó phải chăng còn là tâm trạng lo âu của cô gái, cô không biết sô' phận của mình sẽ ra sao?

Như vậy, bài ca dao có thể hiểu theo hai cách, vì cả hai cách trên đều có căn cứ xác đáng. Tuỳ vào sự cảm nhận riêng, mỗi người đều có thế lựa chọn cách hiểu mà bản thân cho là hợp lí nhất.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?

Gợi ý:

Thể thơ lục bát là thế thơ chính được bốn bài ca dao trên sử dụng. Bên cạnh đó còn có thế thơ lục bát biến thế (bài 1 sô tiếng không tuân theo câu 6, câu 8 tiếng mà có câu lên đến 9, 10, 11 tiêng; bài 3 không kết thúc bằng dòng 6 tiếng), sử dụng thể thơ tự do: bài 4 (hai dòng đầu lên đến 12 tiếng).

Bài tập 2: Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

Gợi ý:

Xuyên suốt bốn bài ca dao là những tàm tư tình cảm sâu kín được gửi gắm vào tình yêu quê hương đất nước, con người.

0