02/06/2017, 13:28

Soạn bài Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Soạn bài Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10. 1. Tìm hiểu xuất xứ bài thơ. _ Trích đoạn “Nỗi thương mình” thuộc phần hai của tác phẩm Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”, đoạn trích miêu tả tâm trạng đau khổ, chán chường của Thúy Kiều trong cuộc sống đầy tủi ...

Soạn bài Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du lớp 10. 1. Tìm hiểu xuất xứ bài thơ. _ Trích đoạn “Nỗi thương mình” thuộc phần hai của tác phẩm Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”, đoạn trích miêu tả tâm trạng đau khổ, chán chường của Thúy Kiều trong cuộc sống đầy tủi nhục, ê chề nơi lầu xanh. Sau khi bị Sở Khanh lừa trốn khỏi lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã bị Tú Bà bắt lại đánh đập dã man, và ép phải tiếp khách, đoạn trích “Nỗi thương ...

lớp 10.

1. Tìm hiểu xuất xứ bài thơ.
_ Trích đoạn “Nỗi thương mình” thuộc phần hai của tác phẩm Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”, đoạn trích miêu tả tâm trạng đau khổ, chán chường của Thúy Kiều trong cuộc sống đầy tủi nhục, ê chề nơi lầu xanh.

Sau khi bị Sở Khanh lừa trốn khỏi lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã bị Tú Bà bắt lại đánh đập dã man, và ép phải tiếp khách, đoạn trích “Nỗi thương minh” là sự tủi hờn của Thúy Kiều khi tỉnh dậy lúc tàn canh.

2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích
_ Trích đoạn “Nỗi thương mình” có thể chia bố cục làm hai phần chính như sau:
+ Phần 1: 12 câu thơ đầu: Khắc họa lại cuộc sống dâm ô, bát nháo nơi lầu xanh.
+ Phần 2: Còn lại: Công việc nơi lầu xanh cùng thái độ chán ghét, ghê sợ của Thúy Kiều.

3. Nhận xét nghệ thuật sử dụng từ ngữ
_ Trong đoạn trích này, tác giả Nguyễn Du đã vô cùng sáng tạo trong cách thức sử dụng từ ngữ của mình, tác giả mượn những hình ảnh của tự nhiên như những biểu tượng gợi tả đến cuộc sống và số phận hiện tại của Thúy Kiều:
+ “Bướm lả ong lơi”
+ “Lá gió cành chim”
+ “Dày gió dạn sương”
+ “Gió tựa hoa kề”
+ “Bướm chán ong chường”
_ Những hình ảnh ước lệ tượng trưng được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu trong việc khắc họa lại không khí bát nháo, trăng hoa nơi lầu xanh. Sống trong cảnh lầu xanh như vậy, Thúy Kiều luôn mang tâm trạng chán chường, đau khổ, nàng thương xót cho số phận đầy chìm nổi của mình, thương lấy tấm thân bị dày xéo, sỉ nhục.

soan bai noi thuong minh trich truyen kieu nguyen du

4. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thời gian
_ Thời gian mà Nguyễn Du lựa chọn để nói về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích này chính là thời khắc “tàn canh”
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Thời điểm Thúy Kiều tỉnh dậy chính là lúc tàn canh, khi hơi rượu đã tan, cuộc vui cũng hết, đây chính là lúc Thúy Kiều tỉnh táo nhất để ý thức về cuộc sống đầy ê chề của mình, cuộc sống mua vui cho khách làng chơi, sống cuộc sống lả lơi ong bướm khiến cho nàng chán chường, đau khổ. Nàng thương cho thân phận mình phải đi đến bước đường đọa đầy đau khổ, những suy nghĩ u uẩn bế tắc càng làm cho hình ảnh của Thúy Kiều trở nên đáng thương hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Du lại lựa chọn thời khắc canh tàn, đây là thời khắc có khả năng gợi buồn, gợi sầu nhất, bởi chỉ khi đêm về thì không khí nơi lầu xanh bát nháo mới trở nên tĩnh lặng nhất. Đây cũng là lúc con người sống thật là mình, thấm thía nhất nỗi cô đơn, đau khổ của mình. Mặt khác, thời khắc đêm khuya cũng đem tối, u ám như chính cuộc sống đọa đầy đang bủa vây, chà đạp Thúy Kiều.

5. Nghệ thuật sử dụng hình thức lời kể nửa trực tiếp trong đoạn trích đã đạt hiệu quả như thế nào?
Điểm nhìn trần thuật của nhà thơ Nguyễn Du này có những nét đặc biệt, nhà thơ không kể bằng điểm nhìn của mình mà dường như nhập làm một với điểm nhìn của nhân vật Thúy Kiều để kể về cuộc sống của chính mình nơi lầu xanh. Trong tác phẩm, chủ thể của lời kể xưng “mình”,ta có thể hiểu đây chính là lời của Thúy Kiều. Việc lựa chọn điểm nhìn này tạo ra một hiệu quả nghệ thuật độc đáo, nhân vật có thể tự bộc lộ mình, vì vậy mà những tâm tư tình cảm của nhân vật cũng chân thực, sâu sắc và dễ gây đồng cảm, xót thương ở người đọc hơn.

6. Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua sáu câu thơ đầu của đoạn trích.
_ Trong sáu câu thơ đầu tiên, thông qua việc khắc họa khung cảnh nơi lầu xanh thì nhà thơ Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình. Khung cảnh bát nháo, gió trăng không được tác giả khắc họa trực tiếp mà được biểu hiện thông qua những hình ảnh ẩn dụ: “Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “dày gió dạn sương”, “gió tựa hoa kề”. Thông qua những hình ảnh này, người đọc có thể hình dung rõ nét được không khí, cảnh vật nơi lầu xanh. Qua đó làm cơ sở để Thúy Kiều nhận thức được về hoàn cảnh của mình và bộc lộ những tâm trạng sầu muộn, sót thương.

Nàng cảm nhận thấm thía cuộc sống đọa đầy, tàn nhẫn nơi lầu xanh, ngày ngày phải làm những công việc mà mình chán ghét, đàn hát mua vui cho những kẻ đến mua vui khiến cho nàng tủi hờn, ê chề, đau khổ. Câu thơ thứ năm và thứ sáu khắc họa rõ nét nhất về tâm trạng này của nàng. Chỉ một từ “giật mình” thôi nhưng ta có thể thấy nó đáng sợ như thế nào, đây là cái giật mình của ý thức, cái giật mình đầy tuyệt vọng, đau khổ, khơi dậy những nỗi niềm u uẩn vốn triền miên tồn tại trong tâm hồn của Thúy Kiều.

0