06/02/2018, 15:20

Soạn bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

I- Tìm hiểu chung Tác giả Chế Lan viên ( 1920- 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan Là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt nam. Ông là một người con của miền đất Quảng Trị. Bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi, năm 17 tuổi Chế Lan viên xuất ...


I- Tìm hiểu chung

Tác giả

Chế Lan viên ( 1920- 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan

Là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt nam.

Ông là một người con của miền đất Quảng Trị.

Bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi, năm 17 tuổi Chế Lan viên xuất bản tập thơ đầu tay mang tên Điêu tàn.

Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Phong cách thơ của ông rất đa dạng và độc đáo. Trước cách mạng, ngòi bút của ông hướng tới những khung cảnh điêu tàn của đất nước Sau cách mạng,, ông hướng tới cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng.

Tác phẩm chính: Điêu tàn (1937), ánh sáng và phù sa ( 1960), Hoa trên đá ( 1984), …

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác: năm 1958-1960 toàn Đảng vận động thanh niên miền xuôi đi lên những vùng tây bắc để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhà thơ vì ốm nặng nên không thể tham gia, từ lòng biết ơn và sự gắn bó với nhân dân trong những tháng ngày chiến đấu chống pháp, tác giả đã sáng tác bài thơ này để gửi lòng thương nhớ đến vùng đất Tây Bắc xa xôi.

Bài thơ được in trong tập “ ánh sáng và phù sa”

II- Phân tích tác phẩm

Ý nghĩa nhan đề

Hình ảnh “ con tàu” trong bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng cho những mong ước và khát vọng đi đến mọi nẻo đường xa xôi của đất nước. Được kết nối với những con người ở đó, cùng hòa chung vào khí thế giành lại thống nhất, độc lập dân tộc.

Tác giả muốn gửi gắm, dùng tình yêu quê hương đất nước, bằng những tiếng hát như những lời cổ động cho những con người đang cùng nhau gậy dựng nên những chuyến tàu lên vùng Tây Bắc đầy gian nan, cách trở kia.

Lời đề từ

Bốn câu đề từ nêu lên hai hình ảnh lớn nhất là con tàu và vùng đất Tây bắc.

Tây bắc là vùng núi, khu vực xa xôi cách trở của đất nước. Nơi ấy đã có biết bao người dân, các anh lính cách mạng đang ngày đêm miệt mài, tham gia cách mạng để chiến đấu với quân thù.

Hình ảnh con tàu: là khát vọng lên đường cùng với đồng bào tham gia chiến đấu.

Tác giả muốn dùng hình ảnh con tàu, như lời nhắn nhủ được cùng anh em đến vùng đất xa xôi để giúp đỡ nhân dân khai hoang. Xuất phát từ lòng yêu đất nước của một người chiến sĩ trung thành.

Bốn câu thơ đề như lời tâm tình, thề nguyện hòa chung, gắn bó với tổ quốc non sông.

Bố cục bài thơ

Hai khổ thơ đầu

Là những lo lắng, trăn trở cùng lời kêu gọi lên đường tham gia chiến dịch.

Bằng những câu hỏi tu từ, nghệ thuật nhân hóa, tác giả muốn bộc bạch cho hết nỗi niềm khi chẳng thể cùng lên đường, đồng hành cũng những anh em, chiến sĩ.

Tiếng tàu đã gọi nhà thơ, nhưng anh lại chẳng thể đáp trả. Nằm lại chốn thủ đô Hà Nội, mà lòng người vẫn đang mường tượng được con đường mà các anh em đang đi đến.

Cuộc đời mênh mông, con đường phía trước tuy gian nan, vất vả nhưng người chiến sĩ ấy vẫn luôn mong muốn được cống hiến hết mình khi còn được sống trên cõi đời này..

Mỗi câu thơ trong hai khổ thơ đầu đều chứa những lời nói hết sức chân thành trong lòng tác giả, đối với nguyện ước được lên đường giúp đỡ bà con Tây Bắc.

Chín khổ thơ giữa

Bày tỏ khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi biết bao kỉ niệm tình nghĩa trong thời kì kháng chiến

Suốt mười năm kháng chiến trường kì cùng vùng đất Tây bắc, đã có biết bao kỉ niệm, gắn bó, cùng nằm gai nếm mật, sát cánh cùng nhau. Tình quân dân luôn thắm đượm qua biết bao ngày tháng, bởi vậy khi nằm dưỡng bệnh, những kỉ niệm ấy cứ ùa về trong tâm tưởng khiến nhà thơ cảm nhận được niềm vui như đang được gặp lại nhân dân.

“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

… Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa như được trở về với quê cha đất mẹ, nơi có những người dân hiền lành lương thiện, luôn sẵn sàng chở che, bao bọc tác giả.

Những cặp hình ảnh so sánh, nhân hóa càng làm tôn lên niềm vui của nhà thơ khi được gặp lại nhân dân, thật đáng quý biết bao.

Trong dòng chảy hồi tưởng lại những giây phút kỉ niệm, tác giả còn nhớ đến những anh du kích, màu chiếc áo nâu giản dị, thô sơ đạm bác nhưng sẵn sàng che chở, “ cởi lại cho con” chứa chan biết bao tình cảm, cùng người mế tẩn tảo, chăm sóc người lính như những đứa con ruột già, máu thịt cùng hình ảnh “ nhường cơm sẻ áo” đã trở thành những cử chỉ cao đẹp trong hoàn cảnh sống khó khăn ấy.

Tiếp đến, nhà thơ còn nhớ đến tình thương nhớ với cảnh sắc tây bắc. “ nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”, nhớ những vùng đất đã đặt chân qua nhưng tâm hồn người lính đã vương vấn mãi nơi đây. Kết thúc nỗi nhớ ấy, nhà thơ đã thốt nên một câu chân tình rằng

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Hình ảnh cô gái Tây Bắc được nhớ đến qua cử chỉ “ anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch”, cùng nhau góp sức “ nuôi quân em giấu giữa rừng”. Trong những ngày tháng chiến đấu tuy gian khổ, nhưng những tình cảm thương mến giữa tình quân dân với những cô thiếu nữ ấy vẫn được nảy nở, bao bọc. Nỗi nhớ ấy được so sánh bằng “ đông về nhớ rét” / “ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng” thật đẹp biết bao nhiêu.

Tuy kháng chiến có vất vả nhưng khó khăn lại càng khiến những con người xa lạ trỏ nên gắn bó, mến thương hơn.

Bốn khổ cuối

Khúc hát lên đường của những người lính.

Ở vùng đất Tây bắc mến thương ấy, nhà thơ luôn nhớ đến nơi đấy là “ người mẹ của hồn thơ”.

Con tàu ấy sẽ dìu dắt tâm hồn nhà thơ đến với sân ga là tây bắc, “ lòng ta cũng như tàu”

III- Tổng kết

Bài thơ chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu, thương nhớ của tác giả đối với nhân dân và vùng đất Tây Bắc.

Niềm khát khao được hòa mình, được cống hiến cho đất nước.

Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ làm tôn vinh lên giá trị tâm hồn của những người lính cách mạng.

Từ khóa tìm kiếm

0