15/06/2018, 09:08

Soạn bài Sang Thu của Hữu Thỉnh

(Soạn văn) – Em hãy . (Bài soạn văn hay của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh học sinh trường THPT Chu Văn An). Đề bài: Soạn bài Sang thu của Hữu Thỉnh Bài làm Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, ...

(Soạn văn) – Em hãy . (Bài soạn văn hay của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh học sinh trường THPT Chu Văn An).

Đề bài: Soạn bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài làm

Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ trong không gian và gợi tả qua hình ảnh và hiện tượng là ổi chín, gió se se, sương chùng chình. Đây đều là những hình ảnh và hiện tượng báo hiệu mùa thu đã sang.

Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sâm. Chú ý các từ phả vào, chùng chình, dềnh dàng,…).

Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu ở tất cả các phương diện: không gian, cây lá, động vật, các hiện tượng tự nhiên.

Về không gian, khi đất trời chuyển mình sang thu cũng là lúc những cơn gió chuyển sang se se lạnh và sương thì bảng lảng chùng chình, dòng chảy của các con sông trở nên chậm rãi hơn.

Về cây cỏ hoa lá: mùa thu đến là lúc những quả ổi bắt đầu chín đưa hương ngào ngạt, những hàng cây trở nên đứng tuổi, già cỗi khi lá bắt đầu đổi màu, những đàn chim cũng dáo dác tìm chỗ bay về.

Về hiện tượng tự nhiên: mùa thu đến cũng là lúc mùa mưa dần chấm dứt và những tiếng sấm cũng không còn dày dặn nhiều như trước.

Tất cả các yếu tố, phương diện đều như đang báo hiệu mùa thu về và nhà thơ đã cảm nhận nó bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác của mình. Tác giả đã có những rung động vô cùng tinh tế trước mùa thu, trước sự chuyển biến của đất trời. Những cảm nhận ấy đã được thể hiện qua hàng loạt những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình,…

soan-bai-sang-thu-cua-huu-thinhsoan-bai-sang-thu-cua-huu-thinh

Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”. Biện pháp nhân hóa được tác giả sử dụng triệt để, đám mây mà như một dải lụa một nửa còn nằm trên không gian mùa hạ, một nửa lại vắt sang mùa thu. Mùa thu như khiến cho những đám mây thêm mềm mại, bồng bềnh hơn và nó khiến cho cả bầu trời cũng trở nên nhẹ nhàng uyển chuyển. Khoảnh khắc giao thời từ cái gay gắt của mùa hạ sang cái không khí dịu dàng, nhẹ nhàng của mùa thu khiến đất trời và con người đều phải chững lại.

Hai dòng thơ cuối bài có cách diễn tả vô cùng độc đáo, mới mẻ. Có thể hiểu hai dòng thơ này với hai lớp nghĩa. Ở lớp nghĩa thứ nhất, có thể hiểu rằng khi mùa thu đến đồng nghĩa với việc những cơn mưa rào xối xả bất chợt của mùa hạ đã giảm, những tiếng sấm động trời cũng không còn thường xuyên đánh trên những hàng cây, hàng cây không còn nghiêng ngả, lung lay. Đó là những biểu hiện của hiện tượng tự nhiên, báo hiệu một mùa thu đã sang. Ở lớp nghĩa thứ hai, hai câu thơ cuối bài như lời gửi gắm suy tư, triết lí của nhà thơ về cuộc đời con người: khi con người đã từng trải, vượt qua những thăng trầm của cuộc đời thì sẽ trở lên vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Con người không còn những nông nổi, vụng dại, những phản ứng dữ dội trước sóng gió và bất kì đòn giáng nào của cuộc đời. Đó là triết lí, là những lẽ thường mà khi con người về tuổi xế muộn, (cũng giống khi đất trời sang thu) sẽ trải qua.

0