15/06/2018, 09:08

Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt

(Soạn văn) – Em hãy Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt. (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh học sinh lớp 9 trường THCS Ngô Quyền). Đề bài: Bài làm Câu 1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, ...

(Soạn văn) – Em hãy Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt. (Bài soạn văn của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh học sinh lớp 9 trường THCS Ngô Quyền).

Đề bài:

Bài làm

Câu 1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

Bài thơ là lời của người cháu kể về người bà của mình, về tình yêu thương tha thiết và sự chăm sóc mà bà đã giành cho cháu trong những ngày gian khổ.

Bài thơ có bố cục gồm bốn phần:

Phần 1. Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc, hồi tưởng của nhà thơ về bà.

Phần 2. Từ “Lên bốn tuổi” đến “Chứa niềm tin dai dẳng”: Hồi tưởng của nhà thơ về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà.

Phần 3. Từ “Lận đận đời bà” đến “thiêng liêng – bếp lửa”: Suy ngẫm của người cháu về bà.

Phần 4. Còn lại: Nỗi nhớ của cháu về bà.

Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.

Trong hồi tưởng của người cháu có rất nhiều kỷ niệm thân thương về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói – Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”. Nạn đói năm 1945 đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người cháu.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” Bà là người dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cho cháu nghe, nuôi nấng cháu thay cả phần của người bố người mẹ.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Thời kì khó khăn nhất bà vẫn vững lòng bình tĩnh dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen lửa ủ ấm lòng cháu.

Bài thơ có sự kết hợp, đan xen giữa lời kể là những đoạn miêu tả sinh động (bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà)… Sự kết hợp ấy khiến cho bài thơ vừa như lời tâm tình, kể chuyện của người cháu lại chan chứa yêu thương, tái hiện lại một thời kì đất nước đầy khó khăn.

Câu 3. Phân tích hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”?

Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài thơ. Bếp lửa là hình ảnh mang tính biểu tượng vừa tái hiện lại một thời đại của đất nước, vừa thể hiện được tình cảm yêu thương đong đầy của bà dành cho cháu và cháu dành cho bà. Cũng chính bởi sự gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của cháu với bà, hoạt động nhóm lửa đều đặn của bà mà sau này khi nhắc đến bếp lửa người cháu luôn nhớ đến bà và ngược lại khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.

soan-bai-bep-lua-cua-bang-vietsoan-bai-bep-lua-cua-bang-viet

Câu 4.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Trong hai câu thơ cuối, tác giả chuyển sang dùng từ “ngọn lửa” bởi ngọn lửa mang tính khái quát cao hơn, đây không còn là ngọn lửa dùng để nấu nướng, sưởi ấm nữa mà là ngọn lửa của tình yêu thương, của sự chăm sóc đùm bọc bà dành cho cháu. Ngọn lửa của bà đem đến hơi ấm và tỏa sáng cho người cháu. Bà là người thắp lên ngọn lửa yêu thương, giữ gìn nó và truyền lại cho thế hệ mai sau là cháu.

Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

Tình cảm bà cháu trong bài vô cùng sâu nặng, bà yêu thương đùm bọc cháu bằng tất cả yêu thương, bằng sự quan tâm chăm sóc vô bờ bến. Ngược lại, cháu đối với bà là lòng yêu thương, trìu mến, lòng biết ơn sâu sắc cùng niềm thành kính, tôn trọng. Tình cảm ấy còn là tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, cho quá khứ đầy ắp kỉ niệm và đáng trân trọng.

0