02/06/2017, 13:25

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngữ văn lớp 6

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngữ văn lớp 6. 1. Tác giả. – Puskin là một nhà văn Nga nổi tiếng, ông có rất nhiều những tác phẩm để lại cho dân tộc, và tiêu biểu cho những sáng tác của ông là bài con cá vàng. 2. Tác phẩm. – Ở trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng Puskin ...

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngữ văn lớp 6. 1. Tác giả. – Puskin là một nhà văn Nga nổi tiếng, ông có rất nhiều những tác phẩm để lại cho dân tộc, và tiêu biểu cho những sáng tác của ông là bài con cá vàng. 2. Tác phẩm. – Ở trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng Puskin đã kể lại quá trình ông lão đánh cá với những biện pháp tu từ điển hình. 3. Tìm hiểu tác phẩm. 3.1. Trong truyện có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Biện ...

.

1. Tác giả.

– Puskin là một nhà văn Nga nổi tiếng, ông có rất nhiều những tác phẩm để lại cho dân tộc, và tiêu biểu cho những sáng tác của ông là bài con cá vàng.

2. Tác phẩm.

– Ở trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng Puskin đã kể lại quá trình ông lão đánh cá với những biện pháp tu từ điển hình.


3. Tìm hiểu tác phẩm.
3.1. Trong truyện có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Biện pháp tu từ được thể hiện ở đây là gì?

– Trong truyện đã xuất hiện 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, những đòi hòi của vợ ông làm cho ông cảm thấy áp lực ông ta đã ra biển và gọi cá vàng, ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để nói lên những tính chất kì ảo của sự vật sự việc xuất hiện trong câu.
– Những lần mà vợ ông đòi đồ đạc mới là ông lại gọi cá vàng, khi vợ ông đòi cái máng lơn mới, đòi nhà to, đòi làm phu nhân, nữ hoàng, long quân…, những đòi hỏi của bà thật khó khăn ông lão chỉ biết ra biển gọi cá vàng nhờ sự giúp đỡ.
– Những lúc đó ông tìm đến biển cả sâu để đi tìm cá vàng và hàng vạn những biện pháp tu từ được tác giả thể hiện một cách sâu sắc ở đây khi người đọc đọc sẽ thấy được những phép tu từ đó, đó là phép lập được sử dụng trong ông lão.
– Cứ mỗi lần bà vợ đòi hỏi ông lại ra biển gọi cá vàng, đây là sự lập lại trong hành động, và hàng loạt từ ngữ khác cũng thể hiện được tính chất đó trong câu.
– Cách tạo ấn tượng trong lòng người đọc đó là việc sử dụng những biện pháp tu từ nhằm tạo ấn tượng một cách sâu sắc nó thu hút sự chú ý đến người đọc, và nhấn mạnh về nhân vật mà mình cần thể hiện.

3.2. Những thay đổi trên biển khi ông lão ra gọi cá vàng.

– Những hình ảnh của con cá vàng đối với ông lão trong câu chuyện có lẽ không thấy thay đổi trong năm lần ông ra gọi cá vàng, con cá vẫn rất kính trọng và yêu quý ông lão, do ông lão chỉ là vì bất công trước những đòi hỏi quá đáng của bà vợ nên con cá vẫn rất quý trọng ông.
– Nhưng vợ của ông lại là một bà vợ tham lam, khi ông ra biển gọi cá vàng lần đầu thì mặt biển sóng gợn êm, lần 2 sóng ập đến, làn 3 cơn đen kéo đến… đây được coi là điềm báo để trừng trị kẻ tham lam như vợ của ông, những hình ảnh của thiên nhiên cũng thay đổi.
– Ở đây hình ảnh thiên nhiên thay đổi thể hiện thiên nhiên cũng có hồn và cũng biết nắm bắt được cái gì tốt cái gì xấu.

3. Lòng tham của vợ ông lão và những cư xử độc ác của bà vợ tham lam:

– Khi bà cần máng lợn bà đã bảo ông lão khi về không có những đồ mà bà cần bà đã chửi ông lão là đồ ngốc…
– Khi cần một ngôi nhà to không được thì chửi là đồ ngu và có rất nhiều hành động xấu xa khác..
– Khi cần làm phu nhân không được thì chửi ông là đồ ngu ngốc,tiếp đó là hành động bắt đi quét chuồng lợn.. là một người vợ nhưng sai khiến chồng đủ điều và có những hành động thật xấu xa.
– Khi đòi làm nữ hoàng không được thì tát vào mặt ông lão, những hành động đó đã thể hiện rõ nét con người lam lam vô cũng của ông lão, ông đã chịu nhiều đau đớn.
– Khi đòi làm long quân không được thì cũng bắt và lôi ông ra ngoài…
Những hành động của một bà vợ xấu xa đó làm cho ông cảm thấy đau đớn, ông không đáp ứng được những mong ước của bà, ông đã thay đổi vẫn ra biển tìm cá vàng nhưng lương tâm của ông không làm những điều sai trái của bà vợ.

4. Kết thúc câu chuyện.

– Những kẻ tham lam cuối cùng cũng bị trừng trị, hành động xấu xa của bà vợ vừa là tham lam vừa là người bạc tình bạc nghĩa ông lão là chồng nhưng lại hành hạ và có những hành động xấu.
– Mụ cuối cùng cũng chỉ sống ở nơi bà ta sinh ra, nơi căn lều rách nát cùng với cái máng sứt mẻ.

5. Ý nghĩa:

– Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, kẻ xấu đã bị trừng trị thích đáng, những kẻ tham lam, vụ lợi cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng.
– Ở đây nó có ý nghĩa răn đe con người nên sống tốt, và không nên tham lam.
– Con cá là hiện thân của người tốt đã giúp đỡ ông lão và đòi lại công lý cho chính mình.

0