06/06/2017, 14:54

Soạn bài ôn tập văn bản biểu cảm

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM Câu hỏi 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (bài 7), các đoạn văn biểu cảm (bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM Câu hỏi 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (bài 7), các đoạn văn biểu cảm (bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào? Gợi ý: Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường, về An Giang, bài Hoa học trò, bài Cây sấu Hà Nội, các đoạn văn biểu cảm, bài Cảm nghĩ về một bài ca dao và các văn bản ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM

Câu hỏi 1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (bài 5), An Giang (bài 6), bài Hoa học trò (bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (bài 7), các đoạn văn biểu cảm (bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?

Gợi ý:

Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường, về An Giang, bài Hoa học trò, bài Cây sấu Hà Nội, các đoạn văn biểu cảm, bài Cảm nghĩ về một bài ca dao và các văn bản trữ tình khác, ta thấy văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như sau:

- Văn miêu tả là tái hiện lại để người đọc cảm nhận được nó thông qua việc dùng các chi tiết hình ảnh, để từ đó hình dung ra những dặc diểm, tính chất nổi bật của sự vật sự việc, con người. Ngược lại, văn biểu cảm với mục đích là bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói với đối tượng được nói tới bằng cách miêu tả những đặc điểm, phẩm chất của nó đế nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Câu hỏi 2: Đọc lại bài Kẹo mầm (bài 11), hãy cho biết văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm nào?

Gợi ý:

Đọc văn bản Kẹo mầm ở bài 11, ta nhận thấy văn tự sự khác với văn biểu cảm ở những điểm sau:

- Văn tự sự thiên về trình bày các sự việc có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến và có kết quả nhăm giải thích sự việc, tìm hiểu con người.

- Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự chỉ là bức phông nền để người viết thể hiện những tình cảm cảm xúc của mình. Do vậy, khi kể thường không đi sâu vào nguyên nhân, diễn biến kết quả mà chỉ nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm để bộc lộ cảm xúc của bản thân.

Câu hỏi 3: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu VD.

Gợi ý:

Tình cảm, cảm xúc của con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thế. Do vậy, trong văn biểu cảm yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi cảm rất lớn:

Nếu yếu tố tự sự có tác dụng làm cho tình tiết thêm hấp dẫn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc và gợi lên những ý nghĩa sâu xa, từ đó giúp cho người đọc nhớ lâu và khơi gợi cảm xúc ở họ, thì yếu tố miêu tả lại khơi gợi sức cảm thụ và trí tưởng tượng của người đọc và qua đó làm cho yếu tô' biểu cảm trở nên cụ thể, chân thực và sống động hơn.

Như vậy, trong văn biểu cảm muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, chúng ta cần sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả bởi hai yếu tố này có tác dụng khêu gợi cảm xúc, làm cho cảm xúc được bộc lộ hay hơn, chân thực hơn và gây xúc động đôi với người đọc.

Ví dụ như trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, ông đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, lấy tự sự và biểu cảm làm phông nền để bộc lộ cảm xúc được sâu sắc.

(Xem lại phần hướng dẫn trả lời câu hỏi để tìm hiểu thêm)

Câu hỏi 4; Cho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?

Gợi ý

Với đề vãn biếu cảm như trên, em sẽ thực hiện bài làm qua 4 bước như sau:

- Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Lập dàn ý.

- Viết bài.

- Đọc và sửa lại bài viết.

Với khâu tìm ý và sắp xếp ý cần thực hiện như sau:

- Cảm nghĩ của em về ý nghĩa của mùa xuân đối với mỗi người và riêng bản thân em.

- Khi mùa xuân đến là lúc cây côi đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi nảy nở.

- Mùa xuân khởi đầu cho những dự định tốt đẹp trong tương lai, từ đó gợi cho em suy nghĩ về cuộc sống và những người sông bên em.

Câu hỏi 5: Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?

Gợi ý:

Trong văn biểu cảm, để khơi gợi cảm xúc với người đọc, ngoài yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự, người viết còn sử dụng các biện pháp tu từ. Do đó, trong thể loại văn này, chúng ta thường bắt gặp những biện pháp tu từ rất quen thuộc như: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hoá, các câu cảm thán. Các biện pháp tu từ đó đã làm cho ngôn ngữ trong văn biểu cảm rất giàu chất thơ, các câu văn thường có nhịp điệu, tạo ra tính nhạc và làm cho bài viết trở nên cân đối, uyển chuyến rất gần gũi với ngôn ngữ của thơ ca.

0