28/05/2017, 19:40

Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ

Soan bai Chuyen cu trong phu chua Trinh – Đề bài: Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ. Câu 1: Bố cục đoạn trích được chia làm hai phần – Phần 1: Từ đầu đến “Triệu bất tường” nói đến cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương ...

Soan bai Chuyen cu trong phu chua Trinh – Đề bài: Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ. Câu 1: Bố cục đoạn trích được chia làm hai phần – Phần 1: Từ đầu đến “Triệu bất tường” nói đến cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm. – Phần 2: Phần còn lại nói đến lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. Câu 2: Thói xa xỉ và vô độ của chúa Trịnh được miêu tả qua những hoàn cảnh ...

– Đề bài: Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích Vũ trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ.


Câu 1:
Bố cục đoạn trích được chia làm hai phần
–    Phần 1: Từ đầu đến “Triệu bất tường” nói đến cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm.
–    Phần 2:  Phần còn lại nói đến lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.


Câu 2:  
Thói xa xỉ và vô độ của chúa Trịnh được miêu tả qua những hoàn cảnh và sự việc cụ thể.Đó là việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ.Ngoài ra, tác giả còn miêu tả chi tiết, tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh.
Tác giả có viết: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu chứng bất thường”. Đó là thái độ chủ quan của tác giả trước sự xa hoa và lãng phi của chúa Trình. Việc cần làm của chúa Trịnh là chăm lo việc nước, làm sao để đất nước phát triển, phồn vinh chứ không phải là ăn chơi nhậu nhẹt.
Qua đó, tác giả phê phán một cách có dụng ý tới vua chúa, đã làm mất đi đất nước trong tay giặc.

soan bai chuyen cu trong phủ chua trinh cua pham dinh ho


Câu 3:
Bọn quan lại trong triều đình “ nhờ gió bẻ măng” để làm loạn, thu lợi cá nhân. Thấy được tình trạng trong phủ chúa Trịnh khi nhà vua chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, không lo tới việc nước thì bọn quan lại đua theo. Tác giả nhấn mạnh: “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ phụng thủ vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra sai tay chân lính đến lấy phăng đi rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để giậm dọa lấy tiền.”Tất cả như chỉ rõ về những hành động thiếu ý thức của bọn quan lại, giúp đỡ cho nhà vua.Kết thúc bài viết, tác giả còn đưa ra hình ảnh trong nhà mình để làm tăng tính sinh động và xác thực cho bài viết.


Câu 4:
So sánh
–    Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việc cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
–    Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
–    Vì vậy, thể loại giữa hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” khác nên nên phong cách viết và nội dung hướng đến có sự khác nhau.

 

0