28/05/2017, 19:39

Chứng minh về nhận xét của Nguyễn Huy Thông về bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Đề bài: Chứng minh về nhận xét của Nguyễn Huy Thông về bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn học là vũ khí phụng sự cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính vì thế trong sự nghiệp sáng tác của Người có rất nhiều những tác phẩm chính trị dùng để chiến đấu tư tưởng với kẻ ...

Đề bài: Chứng minh về nhận xét của Nguyễn Huy Thông về bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn học là vũ khí phụng sự cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính vì thế trong sự nghiệp sáng tác của Người có rất nhiều những tác phẩm chính trị dùng để chiến đấu tư tưởng với kẻ thù. Vi hành là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho mảng văn truyện và kí của Hồ Chí Minh. Nhận xét về tác phẩm này Nguyễn Huy Thông đã từng nói: “trí tưởng tượng ...

Đề bài:


Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn học là vũ khí phụng sự cho sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính vì thế trong sự nghiệp sáng tác của Người có rất nhiều những tác phẩm chính trị dùng để chiến đấu tư tưởng với kẻ thù. Vi hành là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho mảng văn truyện và kí của Hồ Chí Minh. Nhận xét về tác phẩm này Nguyễn Huy Thông đã từng nói: “trí tưởng tượng của người cầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chắp cánh bay bổng, nhưng không phải để lạc loài đến những thế giới xa lạ, huyễn hoặc mà để tiến thẳng, tiến nhanh đến những chân trời rất hiện thực”.


Trước hết ta cần hiểu thêm về ý kiến trên, Nguyễn Huy Thông cho hay nhờ tâm hồn lãng mạn bay bổng của người tri thức cách mạng mà ngòi bút được chắp cánh bay bổng hơn nhưng nó không phải đưa người ta đến một khu vườn đầy hoa bướm, ong mật hay đưa người ta lên những thiên đường tuyệt diệu mà hướng tới một hiện thực xã hội. Ở đây có hai ý cần ta phải chứng minh là “ngọn gió lãng mạn” và “chân trời rất hiện thực”


Có thể nói trong tác phẩm Vi hành ta bắt gặp một “ngọn gió lãng mạn” trong tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc. Chính tâm hồn ấy đã làm nên một tác phẩm Vi hành đầy sâu sắc và thâm thúy.


Yếu tố lãng mạn được thể hiện qua cách trân thuật của Nguyễn Ái Quốc. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật truyện lồng trong truyện mang màu sắc lãng mạn. Chọn hình thức là một bức thư gửi cho em gái, những lời kể chuyện giống như những lời tâm tình thủ thỉ.

Điều đó khiến ta cảm nhận hơi hướng lãng mạn trong sáng tác này. Không chỉ thế trong bức thư ấy có sự tồn tại của những câu chuyện như chuyện của vua Khải Định đi sang nước “mẫu quốc” và chuyện đôi nam nữ nói chuyện với nhau, nhận xét về chính tác giả khi nhầm tưởng ông chính là vua Khải Định. Người Pháp cứ nhìn thấy ai máu đỏ da vàng thì cứ nghĩ đó là tên vua bán nước Khải Định.

Chính yếu nhẫm lẫn ấy làm nên sự hài hước trong truyện. Nếu không xét về mặt hàm ý của nó thì đây là một bức thư tâm tình của người anh dành cho người em, kể về những điều người anh đó thấy trên đất người xứ lạ. Thông qua nghệ thuật truyện lồng truyện tác những ý nghĩa đằng sau những câu chuyện ấy được soi tỏ qua nhau và thể hiện rõ hơn.


Không chỉ lãng mạn ở cách kể chuyện mà Vi hành còn lãng mạn ở giọng điệu trần thuật. Trong sáng tác của mình, Hồ Chí Minh liên tục kể về những điều ở hiện tại, quá khứ, tương lai, hay kể về những điều chân thực giọng điệu thay đổi linh hoạt, lúc hóm hỉnh vui tươi, khi lại bâng khuâng trữ tình gợi nhớ, hết trữ tình rồi lại cười sâu cay, mỉa mai. Yếu tố lãng mạn trong chính tâm hồn tác giả đã chắp cánh cho thiên truyện trở nên hấp dẫn hơn.


Không chỉ vậy, đến đối tượng kể mà tác giả hướng đến cũng mang màu sắc lãng mạn. Nhân vật tôi chính là một người lãng mạn, cặp trai gái kia cũng vậy. Họ đang đi cùng nhau nói chuyện với nhau và nhầm tưởng nhân vật tôi chính là vua Khải Định họ nhận xét về tên vua ấy. Qua những lời nhận xét đầy những nghĩa đen và nghĩa bóng ấy, bộ mặt của tên vua bán nước cầu vinh hiện ra với một hình dạng vô cùng xấu xí. Hắn không chỉ xấu xí về ngoại hình mà còn xấu xí về cả tâm hồn. Hơn nữa đối tượng mà tác giả hướng đến chính là những người dân Pháp, ở đây tác giả liên tục đặt ra những tình huống nhầm lẫn của người Pháp với tên vua Khải Định. Hễ cứ thấy ai máu đỏ da vàng là người Pháp tưởng đó là vua chúa rồi tiếp đến là “đón tiếp”, “nhiệt liệt”, “chào mừng”, “kính trọng”, “tự hào”…Đó là một sự hài hước.


Tuy nhiên không phải tác giả dùng ngọn gió lãng mạn để thổi vào một nơi xa lạ, huyễn hoặc mà là hướng tới một hiện thực rất chân thực. Đó là hiện thực tên vua Khải Định bán nước cầu vinh. Thế nhưng chính cái nơi mà hắn gọi “mẫu quốc” có công “khai hóa” và “bảo hộ” nước ta thì lại không biết rõ mặt mũi của tên vua ấy như thế nào. Hóm hỉnh là vậy, tươi vui là thế, tình huống nhầm lẫn gây tiếng cười là vậy nhưng sâu cay và thâm thúy. Tiếng cười ấy giờ đây không phải là tiếng cười vui tươi nữa mà là tiếng cười khinh bỉ, chua chát của một người dân Việt dành cho chính quyền thực dân Pháp và tên vua Khải Định. Tác giả muốn vạch mặt chúng trước nhân dân hai nước.


Lãng mạn và hiện thực là hai yếu tố tưởng chừng như khó có thể kết hợp với nhau, dùng cái này để nói cái kia được thế mà ở đây bằng tài năng trí tuệ của mình Hồ Chí Minh đã dùng lãng mạn để nói hiện thực. Qua đó ta thấy Nguyễn Huy Thông đã có nhận xét thật chính xác và đúng đắn về tác phẩm Vi hành của Hồ Chí Minh.

 

0