02/06/2017, 13:27

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Soan bai Chuyen chuc phan su o den Tan Vien – Đề bài: Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ (Trích "Truyền kỳ mạn lục"). 1. Xuất xứ của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. _ “Chức phán sự đền Tản Viên” là một truyện ngắn trích trong tác phẩm ...

Soan bai Chuyen chuc phan su o den Tan Vien – Đề bài: Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ (Trích "Truyền kỳ mạn lục"). 1. Xuất xứ của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. _ “Chức phán sự đền Tản Viên” là một truyện ngắn trích trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. _ Sáng tác vào những năm nửa đầu thế kỉ XIV, gồm hai mươi truyện ngắn, và “Chức phán sự đền Tản Viên” là một ...

– Đề bài: (Trích "Truyền kỳ mạn lục").

1. Xuất xứ của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

_ “Chức phán sự đền Tản Viên” là một truyện ngắn trích trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
_ Sáng tác vào những năm nửa đầu thế kỉ XIV, gồm hai mươi truyện ngắn, và “Chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số những câu chuyện đó.

2. Bố cục của đoạn trích
_ Theo mạch kể chuyện của Nguyễn Dữ, ta có thể chia tác phẩm này ra làm bố cục bốn phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến “vung tay không cần gì cả” : Tác giả nêu ra sự kiện Tử Văn đốt đền thiêng.
+ Phần 2: Tiếp đến “thầy cũng khó lòng thoát nạn”: Cuộc đối thoại giữa Ngô Tử Văn với tên Bách hộ họ Thôi và với Thổ công.
+ Phần 3: Tiếp đến “sai lính đưa Tử Văn về”: Tử Văn xuống địa ngục tố cáo tội ác của viên Bách hộ họ Thôi và thắng kiện.
+ Phần 4: Còn lại: Tử Văn trở thành phán sự của đền Tản Viên.

3. Hệ thống nhân vật trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

_ Tác phẩm này chủ yếu xoay quanh câu chuyện của một chàng trai Ngô Tử Văn đốt đền thiêng, cùng với diễn biễn của câu chuyện thì xuất hiện một loạt các nhân vật khác, ta có thể kể đến như:
+ Ngô Tử Văn
+ Viên Bách hộ họ Thôi
+ Thổ địa
+ Diêm Vương.

soan bai chuyen chuc phan su o den tan vien

4. Những sự kiện nào xảy ra gắn với nhân vật Ngô Tử Văn?

Tác phẩm có những sự kiện chính xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn như:
+ Ngô Tử Văn đốt đền
+ Hồn ma của viên bách hộ họ Thôi đến đòi Tử Văn dựng lại ngôi đền, nếu không dựng thì sẽ kiện lên Diêm Vương.
+ Cuộc gặp gỡ của Tử Văn với thổ địa, Thổ địa đã kể cho Tử Văn nghe về tội ác của viên Bách hộ họ Thôi và khuyên Tử Văn trình lên Diêm Vương nếu bị đưa xuống âm phủ.
+ Tử Văn đối đầu với viên Bách hộ họ Thôi dưới âm phủ
+ Tử Văn thắng kiện
+ Tử Văn được trở về dương gian và trở thành phán sự của đền Tản Viên.

5. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn.

Trong tác phẩm “Chức phán sự đền Tản Viên”, mọi tình tiết của câu chuyện đều nhằm bộc lộ tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn. Qua đó ta thấy được một số phẩm chất nổi bật ở nhân vật này như sau:
+ Là một con người cương trực, ngay thẳng, không chấp nhận chung sống với cái ác, điều gian tà. Điều này được thể hiện rõ nét qua hành động đốt đền của Ngô Tử Văn, vì ngôi đền bị yêu ma tác oai, tác quái gây cho nhân dân bao phiền nhiễu, không chấp nhận sự hoành hành tai ác ấy, Ngô Tử Văn đã châm lửa đốt đền như một hành động đấu tranh mạnh mẽ với cái ác.

+ Ngô Tử Văn là một con người can đảm, mạnh mẽ. Khi hồn ma của viên bách hộ họ Thôi hiện về đòi Ngô Tử Văn dựng trả ngôi đền, cùng với những lời đe dọa nhưng Ngô Tử Văn không những không sợ mà còn đối diện với viên bách hộ họ Thôi với thái độ thản nhiên, đầy coi thường “ mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.
Hay khi bị bắt xuống âm phủ, gặp Diêm Vương thì Ngô Tử Văn vẫn bình tĩnh nói ra những tội ác của viên bách hộ họ Thôi, đấu tranh đến cùng, cuối cùng nhờ sự cương quyết đó mà Ngô Tử Văn đã thắng kiện và được trở về dương gian.
+ Ngô Tử Văn còn là một người khiêm nhường, lễ độ: Khi đã trở thành phán sự của đền Tản Viên nhưng khi gặp người quen vẫn chắp tay thi lễ.

6. Nhận xét về tính cách của viên bách hộ họ Thôi.

+ Viên Bách hộ họ Thôi là một viên tướng bại trận ở nước Nam, khi thành ma thì hắn ta tác oai tác quái, phiền nhiễu đến cuộc sống của người dân lành vô tội.
+ Là một con người gian trá, tà ác, điều này thể hiện rõ nét qua hành động mạo danh là cư sĩ đến gặp Ngô Tử Văn và yêu cầu dựng trả ngôi đền. Khi bị Ngô Tử Văn phớt lờ, coi thường thì ăm dọa kiện lên Diêm Vương. Xuống âm phủ thì cố đổ mọi tội lỗi cho Tử văn bằng những lời nói đầy gian trá. Khi mọi chuyện đã ngả ngũ thì chối tội, lập lờ cho qua.

7. Bình luận về vai trò của yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực của truyện

-> Tác giả Nguyễn Dữ đã thành công trong việc xây dựng một cốt truyện độc đáo, giàu kịch tính. Qua những sự kiện thì tính cách của nhân vật dần được bộc lộ. Trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật ấy, Nguyễn Dữ đã sử dụng nghệ thuật tương phản cùng với việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố thực và yếu tố ảo khiến cho câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn hơn. Nó về yếu tố thực và ảo, ta có thể thấy như sau:

+ Yếu tố thực: Thể hiện ngay trong nguồn gốc của nhân vật: Ngô Tử Văn , tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, hay viên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh.
+ Yếu tố kì ảo: Sự xuất hiện của hồn ma họ Thôi, thổ địa, Diêm Vương…

0