06/06/2017, 14:54

Soạn bài bài ca nhà tranh bị gió thu phá

SOẠN BÀI BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ CỦA ĐỖ PHỦ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Câu hỏi 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. Gợi ý: - Quan sát về hình thức bên ngoài (sự cách quãng của các khổ thơ) đồng thời căn cứ vào nội dung, ta chia bài thơ làm 4 phần như sau: Phần 1 (5 câu đầu): ...

SOẠN BÀI BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ CỦA ĐỖ PHỦ (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Câu hỏi 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. Gợi ý: - Quan sát về hình thức bên ngoài (sự cách quãng của các khổ thơ) đồng thời căn cứ vào nội dung, ta chia bài thơ làm 4 phần như sau: Phần 1 (5 câu đầu): miêu tả ngôi nhà tranh bị gió thu tốc mái. Phần 2 (5 câu tiếp): trẻ con cướp tranh, nhà thơ quay về lòng ấm ức. Phần 3 (8 cáu tiếp): đêm tôi, mưa lạnh tác giả không ngủ ...

SOẠN BÀI BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ CỦA ĐỖ PHỦ

(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

Câu hỏi 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Gợi ý:

- Quan sát về hình thức bên ngoài (sự cách quãng của các khổ thơ) đồng thời căn cứ vào nội dung, ta chia bài thơ làm 4 phần như sau:

Phần 1 (5 câu đầu): miêu tả ngôi nhà tranh bị gió thu tốc mái.

Phần 2 (5 câu tiếp): trẻ con cướp tranh, nhà thơ quay về lòng ấm ức.

Phần 3 (8 cáu tiếp): đêm tôi, mưa lạnh tác giả không ngủ được.

Phần 4 (còn lại): niềm mơ ước của nhà thơ về cuộc sông ấm áp cho dân sinh và nguyện hi sinh bản thân mình nếu điều đó có thể làm cho nhân dân hạnh phúc.

Ngoài ra ta còn có thể chia bài thơ làm 2 phần: Phần I gồm 18 câu thơ đầu; phần II gồm 5 câu còn lại. Phần I sẽ là nền tảng vững chắc để phần II diễn đạt ước mơ cao cả và tư tưởng nhân đạo của tác giả.

Căn cứ vào bô cục của bài thơ, ta nhận thây sự việc và cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ: Bài thơ được bắt đầu bằng sự việc tả cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh của căn nhà Đỗ Phủ. Tiếp đến là kể về trẻ con cướp giật tranh. Sau đó, nhà thơ đã kể về nỗi khổ của bản thân và gia đình trong đêm mưa. Trong đêm hôm đó, mưa dột, lạnh lẽo, tác giả không ngủ được và ông đã mơ ước có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian đế che cho nhân dân và kẻ sĩ nghèo. Nếu được vậy, dù bản thân phải sống trong căn lều rách nát, Đỗ Phủ cũng cam lòng.

- Nếu căn cứ vào cách chia đoạn thứ nhất (4 phần), ta có thế thống kê số câu, số chữ của mỗi phần: bài thơ có hai đoạn có 5 câu thơ (đoạn 1 và 2). Đây là trường hợp khá đặc biệt bởi trong thơ cố Trung Quốc, mỗi phần thường có 4 câu, nhất là đoạn 3 khá bất thường (dài tới 8 câu). Tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa: nhà dột, rét buốt không ngủ được, ông đã thao thức. Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.

Trong khố thơ cuối, câu thơ dài hơn các khổ thơ trên để diễn tả ước mơ cao cả cua tác giả dành cho dần sinh. Như thế, với bô' cục trên, nhà thơ đã vượt lên những khuôn khổ gò bó của thơ cổ Trung Quốc về số câu, chữ, cách gieo vần điều đó đã biểu đạt thành công tư tưởng nhân văn sâu sắc cua bài thơ.

Câu hỏi 2: Kẻ bảng vào vở và đánh dấu nhân vào ô mà em cho là hợp lí.

Gợi ý:

Câu hỏi 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thế hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Gợi ý:

Trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ đã miêu tả và thế hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ của bản thân và gia đình cụ thể như sau:

- Mái nhà tranh bị gió thu phá nát, mảnh thì bay sang sông, mảnh thì treo trên ngọn rừng xa, mảnh lại lộn nhào xuống mương. Phải nói cách miêu tả của tác giả rất cụ thế mang đến cho người đọc một cái nhìn chua chát và sự bất lực của nhà thơ khi thấy mái tranh nhà mình bỗng chốc tan hoang. Đó chính là nỗi khổ đầu tiên trong bài thơ mà Đỗ Phủ miêu tả.

- Nỗi khổ thứ hai là sự bâ't lực của nhà thơ khi mái tranh bị cướp. Đó là khi lũ trẻ thôn Nam cướp tranh ngay trước mặt mà ông thì tuổi cao sức yếu kêu gào mãi chẳng được. Không những thế, ở trong đó còn chứa đựng cả nỗi ngậm ngùi cho nhừng cảnh ngộ chung vì lẽ: bọn trẻ phải đi cướp tranh cũng chỉ vì chúng có gia cảnh quá khôn khó.

- Tuy vậy, hai nỗi khổ trên chỉ là bức phông nền cho sự xuất hiện nỗi khổ đến tận cùng giáng xuống đầu tác giả: đêm mưa, nhà dột, chăn mỏng “lạnh như sắt”, con nằm “đạp lót nát”; tuổi cao lại do cảnh loạn li nên tác giả suốt một đêm không ngủ, để rồi trong nỗi đau khổ của bản thân người chỉ biết nghĩ đến cho thiên hạ, cho kẻ sĩ nghèo.

Như vậy nỗi khố đau trên đã vẽ nên một bức tranh chân thực, đậm nét, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.

Câu hỏi 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Gợi ý:

Tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của bài thơ không phải nằm ở ba khổ thơ trên mà được tác giả gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng. Vậy nếu bài thơ chĩ dừng lại ở các khổ thơ trên thì đó chỉ là lời tự thán cho nồi khổ đau mà tác giả gặp phải và qua đó cũng chỉ dừng lại ở việc khơi gợi niềm thương xót của người đọc dành cho tác giả mà thôi. Do đó, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi ít nhiều.

Thật vậy, tình cảm cao quý của nhà thơ bộc lộ rõ nét nhất qua phần cuối của bài. Như chúng ta đã biết, thông thường khi gặp cảnh ngộ và nỗi khố’ như tác giả, người ta chỉ có thể’ nghĩ đến bản thân mình là ước một căn nhà vững chãi cho gia đình, mà rất khó có thể nghĩ đến nồi khổ của người khác. Ây vậy mà Đỗ Phủ với ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo, ông mong ước cho mọi người được sống một cuộc sống hạnh phúc, hân hoan, vui sướng. Hai câu cuô'i bài thơ, lòng vị tha được đẩy lên đến mức độ xả thân. Cụm từ “riêng lều ta nát” đã thể hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của mọi người. 

LUYỆN TẬP

Bài tập. Dùng tối đa hai câu để nêu ý chính của đoạn văn (SGK, tr. 134,135), bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.

Gợi ý:

HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song cần giừ lại nội dung chính như sau:

Để biểu hiện một thảm hoạ của thời đại, bài thơ đã miêu tả nỗi khổ của bản thân Đỗ Phủ trong nỗi khổ chung của thiên hạ. Vì vậy, để thể hiện lí tưởng cao cả là thay đổi hiện thực xã hội và thể hiện tình cảm lo cho nhân dân, lo cho kẻ sĩ nghèo, tác giả đã gửi gắm vào niềm mơ ước của mình.

0