25/05/2017, 00:51

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Xuân Đỉnh Hà Nội Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn lớn của Trung Quốc, được mệnh danh là "Chủ tướng của cách ...

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Xuân Đỉnh Hà Nội Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn lớn của Trung Quốc, được mệnh danh là "Chủ tướng của cách mạng văn hoá Trung Quốc". Một trong những vấn đề lớn mà Lỗ Tấn ...

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn trường THPT Xuân Đỉnh Hà Nội

Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn lớn của Trung Quốc, được mệnh danh là "Chủ tướng của cách mạng văn hoá Trung Quốc". Một trong những vấn đề lớn mà Lỗ Tấn quan tâm là dùng ngòi bút để đánh thức tinh thần dân tộc, ý chí tự cường, chống lễ giáo phong kiến lạc hậu và chống đế quốc. Trong tình trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, Lỗ Tấn nhận thấy một căn bệnh tinh thần phổ biến trong nhân dân. Đó là sự trì trệ, mông muội, u mê về dân trí, hậu quả của hàng nghìn năm phong kiến đè nặng lên đời sống dân tộc. Để chữa được căn bệnh tinh thần ấy, trước hết phải tìm đúng bệnh, phê phán và chỉ ra con đường khắc phục. Chí có làm việc này, đất nước Trung Quốc mới có thể hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Thuốc được viết năm 1919, kể về việc chữa bệnh lao bằng cách ăn bánh bao thấm máu người chết chém và cuối cùng bệnh vẫn không khỏi. Nhưng nội dung tác phẩm không đơn giản chỉ như vậy mà còn đăt ra một vấn đề lớn và khái quát hơn : sự tê liệt, u mê, mông muội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của người cách mạng tiên phong. Từ đó, nổi lên một câu hỏi đầy nhức nhối, đớn đau : Phải tìm phương thuốc nào để chữa chạy căn bệnh u mê, đớn hèn của dân tộc?

Cốt truyện Thuốc rất đơn giản. Chỉ vài nét chấm phá với vài ba cảnh, vài ba nhân vật, nhưng có sức gợi điển hình vẻ một đất nước Trung Hoa u ám, nặng nề, nghèo khổ, lạc hậu, cấp thiết phải tự giải phóng.

1. Phương thuốc của sự u mê.

Mở đầu truyện là cảnh đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi nhưng mặt trời chưa mọc. Trong lúc mọi người còn ngủ say cả, hai vợ chồng ông chủ quán trà đã thức dậy, cẩn trọng dồn những đồng tiền chắt chiu, dành dụm từ bao giờ, một bọc tiền đồng, mang đi mua thuốc cho đứa con trai duy nhất đang kiệt quệ, mỏi mòn vì bệnh lao. Thứ thuốc này thật kì quặc, khó tin, nhưng với vợ chồng lão Hoa, lại là phương thuốc đặc biệt, đầy linh diệu, có thể chữa khỏi bệnh lao. Đi lấy thuốc là việc vô cùng hệ trọng, cơ hội hiếm có. Điều đó làm cho cả hai vợ chồng càng xúc động mạnh : bà Hoa giương to mắt, môi run run, còn lão Hoa thì tay cứ run run khi cầm và cất gói tiền vợ đưa.

Niềm tin vào tính chất kì diệu của phương thuốc đã trở thành nguồn ánh sáng soi chiếu từ bên trong dẫn đường cho lão Hoa đi trong đêm tối, giúp lão tãng thêm sinh lực sống : trời lạnh hơn, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại và ai ban cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Tuy nhiên trong đáy tâm thức, lão Hoa vẫn mơ hồ nhận thấy việc đi lấy thuốc có gì ma quái, ghê rợn : lão thấy hơi lành lạnh. Không phải ngẫu nhiên mà đương đi, chiếc đèn lồng của lão tự nhiên tắt và xung quanh là lũ lượt những người trông như kẻ chết đói, như những bóng ma, kì dị, quái lạ. Một cảnh tượng ghê rợn bao trùm. Lão như rơi vào chốn địa ngục vậy. Trong cái đêm mùa thu mờ sáng lạnh lẽo ấy, đâu chỉ có mình lão Hoa lặn lội, lọ mọ đi đến ngã ba đường (nơi pháp trường chém người) nọ, mà có biết bao người cùng đổ xô đến đây. Ngoài những kẻ hiếu kì, liệu còn có bao nhiêu con người cùng mang một niềm tin, trong sự tuyệt vọng khốn khổ vào phương thuốc tuyệt vời này ? Có lẽ rất đông, bởi lão Hoa chỉ thấy lưng người, cả đám xô đẩy nhau ào ào, bao nhiêu người đi qua, xô nhào tới như nước thuỷ triều. Đủ thấy một niềm tin mông muội, u mê bao trùm lên đời sống bao người.

Phương thuốc ấy là gì ? Đó là chiếc bánh bao tẩm máu người : một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt. Nghe nói, ăn thứ bánh bao này, bệnh tật gì cũng tiêu tan. Tuy vậy, phương thuốc ấy vẫn đầy quái lạ, nên lão Hoa vẫn rờn rợn, sợ hãi : lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run định đưa cho người mặc áo quần đen, nhưng lại ngại không dám cầm chiếc bánh. Nhưng khi về, cầm chắc gói "thuốc" trong tay, tâm trạng lão Hoa trở nên phấn khởi, tin tưởng. Đây thật là niềm cứu tinh cho cuộc đời lão : Lão để hết tinh thần vào gói bánh… lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão và lão sẽ sung sướng biết bao ! Niềm tin đã biến thành niêm vui và hi vọng. Mặt trời đã mọc, chiếu sáng khắp nơi, như hoà cùng hi vọng vể một tương lai tốt đẹp đang cháy sáng trong lòng người cha khốn khổ!

Cảnh chế biến và ăn thuốc diễn ra trang trọng giống như một nghi thức hành lễ nhưng vẫn phảng phất không khí ghê rợn. Thái độ nghiêm trang, thành kính của hai ông bà Hoa, khi hai ông bà cùng im lặng run run, bí mật chế biến thuốc, bộc lộ sự tin tưởng thành kính, sâu sắc vào "thần dược", nhưng vẫn không át được cái ghê rợn của phương thuốc ma quái qua những hình ảnh cái chao đèn rách nát loang lổ máu, chiếc bánh đẫm máu, ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên, một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà. Nhìn đứa con ăn thuốc, hai ông bà tràn ngập niềm hi vọng : lão Hoa đứng một bên, bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì. Người mẹ cứ lặp đi lặp lại câu nói : sẽ khỏi ngay vừa như khẳng định một hi vọng, vừa như trấn an cả con lẫn bản thân mình. Niềm tin ấy còn được củng cố thêm bằng những lời lẽ dồn dập, khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột của bác Cả Khang, người đã mách phương thuốc đặc biệt này : May phúc cho nhà ông đấy nhé! ; Cam đoan thế nào cũng khỏi ; Cam đoan thế nào mày cũng khỏi ; Nhất định khói thôi mà ! Cam đoan khỏi mà!,…

Niềm tin ấy diễn tả sự u mê, lạc hậu đến mức cùng cực của nhân dân Trung Quốc thời bấy giờ.

2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du.

Bánh bao được thấm máu người tử tù. Người tử tù đó là một người cách mạng tên là Hạ Du. Hạ Du có một vị trí đặc biệt trong câu chuyện. Đứng về mặt cấu trúc cốt truyện, Hạ Du chỉ xuất hiện trong con mắt của các nhân vật khác, tuy nhiện, nhân vật này là yếu tố liên kết, xâu chuỗi, lắp ghép các tuyến nhân vật và sự kiện với nhau. Ở cảnh 1, chúng ta chưa hề biết Hạ Du là ai, mới chỉ có sự kiện : có người chết chém và có người xin bánh bao tẩm máu để chữa bệnh, ở cảnh 3, tác giả hé mở chút ít về thân thế Hạ Du : con nhà bà Tứ chứ con nhà ai, không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến như thế; nằm trong nhà tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc. Hạ Du là trung tâm bàn luận, bày tỏ thái độ nhận thức của mọi người về chính trị, về cách mạng. Cảnh 4, nấm mồ Hạ Du là nơi hai bà mẹ gặp gỡ, cảm thông, an ủi lẫn nhau.

Hạ Du là một trong những nhà cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Anh có lí tưởng rõ ràng : lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập cho dân tộc. Câu nói "Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta" (có nghĩa là nước Trung Quốc là của người Trung Quốc) được các nhà cách mạng dân chủ tư sản năm 1907 nêu ra và hô hào đồng bào nổi dậy chống triều đình Mãn Thanh. Hạ Du hiên ngang trước cái chết, dũng cảm tuyện truyền li tưởng cách mạng với cả tên cai ngục trong những ngày ở tù chờ án chém. Nhưng tất cả ý chí, mục đích, và hành động của anh lại được nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt của quần chúng nhân dân, điển hình là ông Ba (chú anh ta), bác Cả Khang và những người đang tụ tập ở quán trà lão Hoa. Dưới con mắt họ, Hạ Du chỉ là thằng khốn nạn, nhài con không muốn sống, quân làm giặc, kẻ điên khùng, đáng tội chết. Đối với họ hàng thì may mà tố giác được, nếu không thì cà nhà mất đầu hết. Đối với người bị bệnh thì may phúc quá vì lấy được thứ thuốc đặc biệt nhân dịp xứ chém anh ta ! Còn những kẻ khác nghe chuyện Hạ Du thì thú quá, ái chà chà, như nghe chuyện giặc cỏ bị trừng phạt vậy. Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người cách mạng trong con,mắt của những quần chúng dốt nát và u mê.

Có thể nhận thấy, Hạ Du trong câu chuyện chính là hình ảnh nhà cách mạng nữ Thu Cận (người cùng quê với Lỗ Tấn, từng du học ở Nhật, sau mở tờ Trung Quốc nữ báo tuyên truyền giải phóng phụ nữ), một trong những nhà cách mạng Trung Quốc đặt nền móng cho cuộc cách mạng Tân Hợi, đã phải lên đoạn đầu đài lúc ba mươi sáu tuổi. Hạ Du là một cái tên khác của Thu Cận. Hạ đối với Thu, Du đối với Cận, đều là tên của hai loại ngọc sáng. Những người cách mạng ở đây là những người đang tiến hành cuộc cách mạng tư sản, mong muốn lật đổ chế độ phong kiến để đưa dân tộc Trung Hoa tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhưng họ chỉ làm "cách mang bên trên", nghĩa là chỉ có một số người làm cách mạng, chưa chuẩn bị sự tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng. Vì vậy, điều họ làm chẳng được ai hiểu : nhân dân không hiểu, mẹ cha cũng không, họ hàng càng không. Điều ấy càng cho thấy không chỉ sự mê muội của dân trí mà còn cả sai lầm của những người làm cách mạng tư sản Trung Quốc. Thật là một bi kịch lớn !

3. Vòng hoa trên mộ – một hi vọng về tiền đồ cách mạng Trung Quốc.

Một buổi sáng mùa xuân ở nghĩa địa ven thành phố. Nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở về phía tay trái, và nghĩa địa của những người chết nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác,… Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nghĩa địa người chết chém, chết tù để chung, nghĩa là người ta không hề phân biệt đâu là người làm cách mạng, làm chính trị hi sinh vì nhân dân và đâu là kẻ trộm cướp, giết người, tù hình sự, nghĩa là tất cả đều… làm giặc. Thứ hai, mộ của những người bị chính quyền bắt tù tội, giết chóc cũng nhiều như mộ của dân thường ! Một con số cân bằng diễn tả một thực trạng xã hội đen tối, tàn bạo, một bối cánh điển hình thê thảm như địa ngục của một nước Trung Hoa trung cổ.

Hai bà mẹ với hai ngôi mộ, cách nhau một con đường mòn. Hình ảnh con đường mòn thường được nhắc đến trong văn Lỗ Tấn diễn tả một thói quen, một nếp nghĩ, một kiểu ứng xử. Vì thế, con đường mòn tại nghĩa địa này đâu chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong xã hội. Hai bà mẹ này, dù cùng chung nỗi đau mất con, nhưng giữa họ dường như bị ngăn cách bởi một không gian vô hình khó vượt qua.

Trong một khoảnh khắc xúc động, giàu cảm thông bởi cùng nhịp đập với trái tim bà mẹ khốn khổ kia, bà Hoa đã bước qua con đường mòn để bày tỏ niềm đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau với mẹ Hạ Du. Phá bỏ khoảng cách vô hình ấy đâu có dễ dàng vì bà Hoa phải vượt qua một định kiến cố hữu, ghê sợ và khinh bỉ những kẻ tử tội : chỉ có những kẻ xấu xa, làm giặc mới bị tù, bị chết chém, loại người ấy đáng bị người đời nguyền rủa, xa lánh.

Người sống – mẹ tử tội đã được cảm thông. Còn kẻ nằm dưới đất, người cách mạng – Hạ Du, cũng được ai đó thấu hiểu, tiếc thương, trân trọng đặt một vòng hoa tưởng niệm. Vừa ngạc nhiên đến mức bàng hoàng, sửng sốt, vừa như ẩn giấu một niêm vui vì có người thấu hiểu con mình, bà mẹ Hạ Du cứ lặp đi lặp lại câu hỏi : Thế này là thế nào? Lời khóc sau đó của bà : Mẹ biết rồi ! Du ơi ! Trời còn có mắt… góp phần hé mở nguyên nhân của sự xuất hiện vòng hoa trên mộ Hạ Du. Tiếng khóc như bộc lộ dấu hiệu của sự thức tỉnh, giác ngộ. Trước đây, bà không hiểu con, và có thể, trong thâm tâm, bà vẫn cho rằng con mình làm giặc, nên lúc nãy, khi gộp bà Hoa ở nghĩa địa, bà vẫn còn ngập ngừng, xấu hổ ; còn từ giờ phút này, bà đã hiểu con mình, hiểu đường đi của con mình là đúng đắn, được người khác đồng tình.

Theo lời của chính Lỗ Tấn : "Trong truyện Thuốc, bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ anh Du". Sự xuất hiện của vòng hoa ấy là câu trả lời về tương lai sự nghiệp cách mạng mà Hạ Du theo đuổi, là biểu hiện của lòng khâm phục nhân cách kiên cường của Hạ Du và là lời khẳng định một tiền đồ lạc quan tất yếu của cách mạng Trung Quốc. Đây cũng là một ý tưởng mang tính cách mạng của Lỗ Tấn.

4. Thuốc là một tiêu đề nhiều nghĩa.

Trước hết, đó là một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc lạc hậu, tối tăm. Con người thời kì này không chỉ u mê trong nhận thức khoa học mà còn u mê trong cả nhận thức chính trị, xã hội. Thật là một cãn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, cần phải có một phương thuốc đặc biệt nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến. Thuốc còn có ý nghĩa thứ hai vì lẽ đó.

Thế giới của Thuốc tồn tại trong ba không gian đời sống, những khoảng không tối tăm, u ám, lạnh lẽo. Đó là một pháp trường như thế giới của những âm hồn và quỷ sứ, địa ngục : ánh mắt cú vọ ngời lên, bao nhiêu người kì dị hết sức, đi đi lại lại như những bóng ma, một người quần áo đen ngòm mắt sắc như hai lưỡi dao. Tiếp đó là không gian của một quán trà, nơi thông tin về mọi sự kiộn xảy ra trong hàng phố, chốn ồn ào đông đúc với rất nhiều nhận xét, quan điểm, tinh cảm, bộc lộ trình độ dân trí của đa số quần chúng nhân dân. Cuối cùng là một nghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo : trời lạnh lắm, gió thì tắt, những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp, một tiếng rên rỉ, run run đưa lên giữa không trung nhỏ dần rồi tắt hẳn, một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá,… Tất cả mang bóng dáng của một không gian đen tối, ngột ngạt của xã hội Trung Quốc như thời trung cổ. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, tác giả đã đưa con người hướng tới một không gian cao rộng hơn. Hai bà mẹ đã vượt ra khỏi tầm không gian chật hẹp của quán trà, không gian tối tăm, ma quái của pháp trường, không gian buồn thảm, lạnh lùng của nghĩa địa mà cùne vươn tới một không gian rộng mở theo cánh chim vút bay thẳng về phía chân trời xa.

Thời gian của câu chuyện diễn ra trong hai mùa : thu và xuân. Không hiểu vì sao cứ đến mùa thu thì người ta mới xử chém người, gọi là thu quyết. Phải chăng lá vàng rụng mùa thu gợi hình ảnh con người đi vào cõi chết ? Hai cái chết của hai người trai trẻ cũng diễn ra vào mùa thu. Họ chết rất khác nhau. Nhưng đến mùa xuân, hai bà mẹ cùng chung nỗi đau khổ đã đồng cảm, thông hiểu nhau. Diễn tả hai mùa, một mùa chuẩn bị khép lại, một mùa mở ra một năm mới, dường như tác giả tỏ bày một niềm hi vọng : lá vàng rụng xuống để tích nhựa cho chồi non. Sự sống sẽ được hồi sinh. Cùng với không gian mở cuối câu chuyện, khoảng thời gian mùa xuân này với những cây dương liễu mới đảm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo, đã gieo vào lòng người đọc một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận khổ đau trong thiên truyện.

Sức dồn nén cúa truyện ngắn Thuốc thật là lớn, đúng như lời nhà văn Nguyễn Tuân bình luận : "Trong một truyện ngắn của Lỗ Tấn, thường thấy rằng cái ngắn ấy chứa chất không biết bao nhiêu là sự sống, bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao động Trung Hoa, nó héo như đám cỏ bốn nghìn năm bị đè dưới tảng đá lịch sử. Lỗ Tấn viết truyện ngắn, đứng vào chỗ đám cỏ, hất hòn đá kia mà vồng ngọn lên. Truyện Thuốc, theo tôi nghĩ, đã đem được cái xanh rất khoẻ vào đám cỏ úa… Trong truyện, cái người bị chém đầu kia thật ra vẫn không chết, cái tinh thẩn của người ấy vẫn còn sống trong xung quanh, và hoa vẫn tươi trên mộ, đúng như Lỗ Tấn vẫn thường nói : Người chết chỉ chết thật, khi họ chết hẳn trong lòng người sống" .

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 2

Lỗ Tấn trước theo ngành y, sau chuyển sang viết văn và tiếp tục nghiên cứu, dịch thuật văn hóa, lãnh đạo văn nghệ… Ông quan niệm viết văn, bằng sức mạnh nghệ thuật thì mới có thể thức tỉnh nhân dân, giáo dục tinh thần. Vì vậy trong sáng tác, ông rất cố ý thức về tính mục đích. Ông từng nói: "Khi chọn đề tài, tôi đều chọn những con người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết những bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý mà tìm cách chạy chữa". Trường hợp truyện ngắn Thuốc có đề cập đến việc chữa bệnh, nhưng có lẽ tư tưởng chính của nhà văn là sự ghi nhận ý chí dũng cảm và sự hi sinh đẹp đẽ của những người cách mạng.

Ở phần một, lão Hoa đi tìm thuốc cho con. Việc mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỗ tươi để về chữa bệnh cho con là đẩu mối dẫn đến tư tưởng quan trọng nhất. Chiếc bánh bao được thấm máu của người tù bị chết chém, theo truyền miệng trong dân chúng, là có thể chữa được bệnh lao, Sau khi lão Hoa mang bánh bao về nhà cho con trai là Thuyên giữa cảnh đông người tại quán thì nhân vật Cả Khang xuất hiện và luôn mồm nói oang oàng về giátrị của thuốc – bánh bao. Bất chợt người râu hoa râm hỏi Cả Khang về một người bị chém thì trọng tâm của câu chuyện bắt đầu phát triển.

Người tù bị chém đó là Hạ Du, con bà Tứ. Hạ Du là người có chí lớn, dũng cảm dám vuốt râu cọp. Tuy Cách mạng Tân Hợi (1911) thất bại, nhưng Lỗ Tấn vẫn khâm phục những người chân chính, hiên ngang. Bản thân nhà văn cũng có những người thân, cùng đồng hương, đã tham gia cách mạng và đãbị giết rất dã man. Khi viết truyện ngắn Thuốc này, theo nhà văn, đó là những dòng tưởng nhớ tình bạn đối với Thu Cận – người bạn cách mạng đã bị giết hại. Nhân vật Hạ Du có ý ám chỉThu Cận.

Trước cái chết bi thảm của người cách mạng này, quần chúng đã đàm luận rất nhiều. Nhưng lời lẽ của họ lại tự để lộ những căn bệnh phổbiến bấy giờ trong xã hội. Đó là bệnh hám tiền của, tranh thù trục lợi. Việc lão Nghĩa lấy áo của người bị tử hình, cụ Ba đem cháu ra đầu thú được thưởng hai mươi, lăm lạng bạc, việc bán máu của người bị xử chém… đã chứng tỏ điều này. Đó là bệnh thiếu trí tuệ xét đoán, thiếu tinh thần dân tộc. Hạ Du là người hoạt động cách mạng cho dân tộc, nêu cao tình cảm yêu nước, mà không được một số người nhận ra. Họ còn nói nhiều điều sai trái. Những Cả Khang, nhân vật râu hoa râm, cậu Năm Gù đều là những người xem Hạ Du là người điên, là quỷ sứ, là khốn nạn… Tuy nhiên khi nói về Hạ Du, có một chi tiết giàu ý nghĩa về quan điểm và bản lĩnh của Hạ Du đã làm cho bọn họ ngơ ngác, như là không có trình độ hiểu được. Đó là lão Nghĩa tát Hạ Du hai bạt tai (vì Hạ Du nói chuyện cách mạng với lão) thì Hạ Du lại nói với Lão Nghĩa rằng: "Thật đáng thương hại, thật đáng thương hại!". Đây quả là câu nói có tầm độ thật sự của một người cách mạng.

Ởphần cuối tác phẩm, thằng bé Thuyên con Lào Hoa cũng chết, chứ không thểnào sống bởi cách chữa bệnh ngu dốt, mù quáng mà cha nó đã làm. Nó được chôn ở phần nghĩa địa phía phải, phía những người nghèo khổ. Còn thi thể người cách mạng bị chết chém Hạ Du được ở phần nghĩa địa phía trái, phía những người chết tù, chết chém.. Mộtbuổi sáng, Bà Hoa mẹ bé Thuyên, cùng bà Tứ mẹ Hạ Du đã có mặt nơi nghĩa địa để viếng mộ con. Trên mộ thằng bé Thuyên không có hoa, nhưng trên mộ của Hạ Du có những cánh hoa trắng xếp thành vòng tròn. Nhìn mộ con, Bà Hoa thấy lòng trống trải, có một chút gì không thỏa mãn…, nhưng bà không muốn suy nghĩ thêm. Còn bà Tứ đến sát mộ con, rồi nhận thấy "Hoa không cổ gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đày! Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!… Thế này là thế nào?" Rồi bà chợt hiểu, bà khóc. Đấy chính là vòng hoa cho những người cách mạng. Cái chết của Hạ Du xứng đáng được kính tặng những vòng hoa tươi dẹp. Những bông boa, những vòng hoa xinh đẹp tỏa hương, sẽ an ủi tấm lòng người mẹ, xóa tan cái thố lương, ảm đạm. Bằng chi tiết này, Lỗ Tấn đã mang lại niềm tin, một sự lạc quan cần thiết: niềm tin vào cách mạng. Có thể có hai chủ đề trong truyện ngắn này, nhưng chắc chắn truyện ngắn Thuốc thể hiện suynghĩ và tình cảm nhà văn đối với các liệt sĩ cách mạng nói chung, đối với những người bạn thân nói riêng. Máu của Hạ Du đã đổ vì lí tưởng, nhưng qua kết cấu và hình tượng trong tác phẩm thì máu ấy không bị quên lãng, mà sẽ thành những tràng hoa đầy sự ngưỡng mộ của nhân dân.

Với một vấn đề mang tính quan điểm được diễn đạt bằng ngôn ngữ văn xuôi, theo một kết cấu có chủ định, có khả năng miêu tả chi tiết và các hình ảnh, hình tượng có tính khái quát, Lỗ Tấn đã truyền đạt thành công ý định nghệ thuật của mình. Giáo sư Lương Duy Thứ nối rất đúng: "Lỗ Tấn không quên công lao của những người Cách mạng Tân Hợi. Ông vẫn khâm phục những con người cách mạng chân chính, những chiến sĩ dũng cảm hiên ngang, và ông ghi một ấn tượng tốt đẹp về họ. Hạ Du (Thuốc) là người có chí lớn, dũng cảm,dám gãi đầu hổ. Lỗ Tấn không quên đặt một vòng hoa trên mộ anh. Đó là sự ghi nhận công lao của những người cách mạng chân chính".

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 3

Người nổi tiếng bởi quan điểm: "Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần" không ai khác chính là Lỗ Tấn. Là một nhà thơ tiên phong và là tấm gương noi theo của nhiều thế hệ, Lỗ Tấn đã có sự nghiệp văn nghệ không nhỏ. Ông là người đã khai sinh ra nền văn học cách mạng Trung Quốc. Với phong cách trong nóng ngoài lạnh, các tác phẩm của ông đều để lại những bài học sâu sắc. Và trong đó là " Thuốc".

"Thuốc" được sáng tác vào năm 1919 khi xã hội Trung Quốc là nước thuộc địa nửa phong kiến, các nước đế quốc tranh nhau xâu xé, nhân dân an phận chịu nhục, phong trào Ngũ Tứ nổ ra. Tác phẩm được đăng lần đầu trên Tân thanh niên sau được in trong "Gào thét". "Thuốc" là sự phanh phui về sự u mê lạc hậu của quần chúng, là bức tranh miêu tả bi kịch của người cách mạng tiên phong và là sự đồng cảm, trân trọng ngợi ca của tác giả đối với những người tiên phong ấy. Trong tác phẩm là hai câu chuyện: câu chuyện mùa thu là mua thuốc – ăn thuốc – bàn về thuốc và câu chuyện mùa xuân – hậu quả của thuốc.

Tác phẩm gây ấn tượng đầu tiên bởi nhan đề: "Thuốc". Theo nghĩa thực, nhan đề này chỉ một thứ dược phẩm, thứ thuốc truyền thống chữa bệnh lao: "bánh bao tẩm máu người chết chém" – một thứ thuốc quái đản, mê tín, phản khoa học. Nhưng ý nghĩa nhan đề không dừng lại ở đó. Nhà văn muốn gửi đến người đọc bức thông điệp. Đó là cần phải cảnh tỉnh, cần có một thứ thuốc đặc hiệu để chữa sự u mê, mu muội, vô cảm của quần chúng; chữa trị cho người cách mạng bởi họ chưa thoát khỏi tư tưởng tư sản, còn xa rời, thoát ly quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy nên "thuốc" đã trở thành tác phẩm có tiếng vang lớn thời kỳ này.

Mở đầu bằng câu chuyện lúc "đêm thu gần về sáng", lão Hoa đến pháp trường để mua thứ thuốc "thần dược" về chữa bệnh lao cho con trai độc đinh của lão. Trên đường đi mua thuốc, tâm trạng lão sảng khoái, trẻ lại như được cải tử hoàn sinh. Vì sao ư? Bởi lẽ lão sắp cứu được đứa con trai của gia đình mười đời độc đinh. Thứ "thần dược" ấy chính là chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém. Lão để tinh thần vào cái gói bánh ấy nâng niu như đứa con. Mặc dù lúc đầu thái độ của lão còn sợ, run không dám cầm nhưng sau lão sung sướng. Mua được thuốc rồi, lão đem về cho con trai ăn. Chiếc bánh bao ấy được bọc trong lá sen đem nướng. Quái đản như vậy mà vợ chồng lão Hoa vẫn tin tưởng nói với con: "Ăn đi con!Sẽ khỏi ngay". Rồi hai vợ chồng lão lại "trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì". Không chỉ có vợ chồng lão tin vào thứ thuốc này mà những người đang bàn luận sôi nổi ngoài quán trà kia cũng như vậy. Họ tin nó là một thần dược: "cam đoan thế nào cũng khỏi, nhất định thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm"…. Nhưng cuối cùng chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù đã không cứu được con trai lão. Bằng câu chuyện này nhà văn đã vạch trần được sự u mê tăm tối mu muội của người dân lao động lúc bấy giờ. Bánh bao tẩm máu người là thứ thuốc quái đản, gây chết người, thứ thuốc độc, phản khoa học. Muốn chữa bệnh lao phải có một thứ thuốc đặc hiệu.

Song song với câu chuyện xung quanh thuốc của gia đình lão Hoa là chuyện người tử tù Hạ Du. Nhân vật này xuất hiện gián tiếp qua lời bàn luận của các nhân vật. Hạ Du là một thanh niên sớm giác ngộ cách mạng, đấu tranh với tư tưởng "thiên hạ Mãn Thanh chính là của chúng ta". Thế nhưng trong mắt mọi người anh chỉ là: "thằng quỷ sứ", "nhãi con", "khốn nạn", "điên"…. Người chú ruột của anh tố cáo cháu mình chỉ để lấy hai mươi lạng bạc. Bác Cả Khang lại coi anh là công cụ bán máu để trục lợi. Lão Nghĩa cũng chỉ tiếc cái áo. Còn đối với vợ chồng lão Hoa, anh là phương thuốc chữa bệnh cho con trai họ. Tất cả con mắt mọi người đều cho anh là giặc, chết là phải. Một cán bộ cách mạng, một con người đi theo lý tưởng của cách mạng mà lại bị coi là giặc trong cái xã hội mà chính anh bảo vệ. Một nghịch lý đáng nực cười của cái xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Hình ảnh người tử tù Hạ Du đã tố cáo gay gắt tình trạng tê liệt, u mê của quần chúng về chính trị, chỉ rõ sự xa rời thoát ly quần chúng của người cách mạng, khẳng định đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ là một con bệnh thập tử nhất sinh, cần có thứ thuốc để chữa trị, tránh nạn vong quốc.

Cuối tác phẩm là con đường mòn ở nghĩa địa. Cả hai bên "mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ". Những người chết oan giống con trai lão Hoa và những người phải đổ máu giống Hạ Du đều đã hi sinh tính mạng chỉ vì tập quán, lối suy nghĩ ấu trĩ, mê muội và lạc hậu. Suy nghĩ ấy như con đường mòn nơi nghĩa địa kia. Nhưng thật kì diệu, con đường mòn ấy đã bị xóa bỏ bởi bà Hoa đã sang an ủi mẹ của Hạ Du. Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du vừa là tấm lòng của tác giả dành cho người liệt sĩ, vừa là sự gửi gắm niềm tin. Một kết thúc có hậu cho tất cả sự hi sinh. Máu của người chiến sĩ đã thức tỉnh được một bộ phận quần chúng, có người đã hiểu cái chết vinh quang của họ và nguyện đi theo họ.

Khép lại truyện ngắn, Lỗ Tấn không khỏi khiến người đọc thôi băn khoăn. Nghĩ về cái xã hội Trung Quốc thời kỳ bấy giờ. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là truyện mà còn là bức thông điệp, bài học lịch sử mà Lỗ Tấn muốn gửi gắm. Câu truyện đã đến với người đọc nhờ giá tri nội dung sâu sắc ấy.

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 4

Quách Mạc  Nhược đã từng nhận xét rằng: “ Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.  Quả thật tài năng của Lỗ Tấn thật đáng để người đời sau phải học tập và noi theo. Lỗ Tấn (1881-1936), ông là một người có tài có đức. Trong cuộc sống ông chúng kiến nhiều người mắc bệnh mà không qua khỏi nên ông quyết định học ngành y, học về thuốc để chữa trị cho những người không may đó. Thế nhưng khi ông đang học y bên Nhật thì xem được phim người Trung Quốc đua nhau đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc chống  Nhật. Ông nghĩ rằng chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác ông quyết định chuyển sang làm văn học để cảnh tỉnh người dân nước mình. Thuốc là một tác phẩm , một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho người dân của mình.

Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn viết vào năm 1919. Đó là thời điểm cuộc vận động Ngũ Tứ là phong trào đấu tranh đồi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Kinh Bắc bùng nổ mạnh mẽ.

Truyện để lại nhiều ý nghĩa, nhiều điều khiến con người Trung Quốc thời bấy giờ phải suy nghĩ thật kĩ. Trước tiên là đặc sắc của nhan đề truyện.  Nhan đề thuốc và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu.

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa Thuyên đã cất công đi từ sang sớm để mua cho con trai mình ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này đã để lại nhiều ý nghĩa để cho bạn đọc phải bận tâm suy nghĩ

Thứ nhất đó là nghĩa đen của nhan đề. Thuốc ở đây chính là chiếc banh bao tẩm máu người tử tù. Đây là một phương thuốc mê tín dị đoan và lạc hậu. Điều đó cho thấy sự hoang đường khi cho bánh bao tẩm máu người lại là vị thuốc chữa bệnh mà đặc biệt ở đây chiếc bánh bao tẩm máu tử tù chứ không phải tẩm máu ai khác. Tử tù đó chính là những người anh hùng chống lại Nhật để bảo vệ đất nước Trung Quốc. đồng thời nó giống với phương thuốc mà ông lang băm nọ đã kê đơn cho bố của nhà văn  để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mia đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ đực đủ cái. Chính phương thuốc ấy đã lấy mất tính mạng của bố Lỗ Tấn. và cũng như thế phương thuốc kì quái bánh bao tẩm máu tử tù kia cũng làm nên cái chết của Hoa Thuyên.

Thứ hai, thuốc ở đây là để chữa căn bệnh tinh thần của người dân Trung  Quốc. đó là căn bệnh gia trưởng, căn bệnh lạc hậu mê tín dị đoan của họ mà cụ thể ở đây là vợ chồng lão Hoa. Họ tin rằng vị thuốc kia thật sự có thể chữa khỏi bệnh lao cho con trai họ. Chính vì thế mà lão Hoa trên đường đi lấy thuốc tỏ ra vui vẻ lắm, lão nghĩ lão sắp được một phương thuốc có thể cải tử hoàn sinh. Không chỉ có vợ chồng lão Hoa mà ngay cả những người tỏng quán trà cũng cho đó là vị thuốc cứu tinh. Nhưng chẳng thấy cứu ở đâu mà chỉ thấy Hoa Thuyên vẫn chết, mà nó còn là liều thuốc độc tiêu diệt những dây thần kinh suy nghĩ của người dân Trung Quốc.

Thứ ba, thuốc bánh bao tẩm máu người còn là phương thuốc cho chính tinh thần của người dân cũng như người làm cách mạng Trung Quốc. Bởi vì người nông dân thì u mê lạc hậu tin vào thứ thuốc chết người đó, còn người cộng sản lại đi quá xa nhân dân không gán bó với nhân dân thì sẽ đổ máu. Mà bánh bao tẩm máu kia lại chính của người làm cách mạng là Hạ Du. Điều ddó cho thấy phải biết gắn kết với nhân dân thì mới mong thành công được.

Tóm lại có thể nói nhan đề của truyện mang tư tưởng của nhà văn Lỗ Tấn. ông đã lo nỗi lo của dân tộc trong khi nhân dân mê muội mơ hồ thì người chiến sĩ cộng sản lại bôn ba những chốn quạnh hưu. Giữa họ có một khoảng cách vô cùng lớn vì thế cho nên cần phải được “chữa bệnh” nhanh và gấp.

Câu chuyện được mở đâu khi Hoa Thuyên lên những cơn ho lao, lão hoa vội vàng đến sớm để mua cho kì được thứ thuốc cứu sống mạng con trai mình. Nó sẽ làm cho con trai ông trở nên khỏe mạnh như thường thậm chí là khỏe mạnh hơn. Vì thế cho nên trên đường đi mua thuốc lão vui hẳn lên, không chỉ có mình lão trông chờ thứ thuốc tiên dược đó mà cả rát nhiều người nữa nên họ chen chúc nhau suýt nữa thì lão hoa thuyên ngã.

Nhưng thật may mắn khi lão mua được thuốc về cho con. Đó chiếc bánh bao tắm máu của tử tù Hạ Dư. Ông mang về máu vẫn còn nhỏ từng giọt. bà hoa nhanh chóng đi nướng chiếc bánh bao và cho Hoa Thuyên ăn. Những người trong quán trà thì khen thơm “ trà thơm nhỉ!”. Rồi họ bàn nhau về người tử tù. Họ cho thế là ngu dại, nào biết đâu chính họ đang bị mê muội. Hạ Du ở đây là nhân vật chỉ được nhắc đến chứ không có mặt trong tác phẩm. anh đại diện cho một tầng lớp yêu nước và có lí tưởng lúc bấy giờ. Thế nhưng mọi người lại nhắc đến anh với một thái độ miệt thị và đau đớn hơn khi chính chú ruột của anh đem anh đi trình báo để lấy khoản tiền thưởng kia. Đáng ra những người như Hạ Du thì phải được yêu mến kính trọng mới phai thế nhưng không. Qua đây cho thấy sự mê muội của nhân dân Trung Quốc, trước tiên là chiếc bánh bao sau là cho những người chiến sĩ cách mạng là ngu dốt.

Tưởng rằng vị thuốc ấy sẽ cứu sống được mạng của Hoa Thuyên nhưng đâu có, anh ta vẫn cứ chết, để cho kẻ đầu bạc phải tiễn người đầu xanh. Hoa Thuyên ăn bánh bao chết, Hạ Du làm cách mạng cũng chết. tất cả sự sai lầm đã dẫn con người Trung Quốc đến một kết quả bi thảm. có lẽ vì thế mà nhà văn đã vạch ra con đường khai sáng trí óc người Trung Quốc. Đó là đoạn khi hai bà mẹ đến thăm mộ con, nghĩa trang được chia làm hai bên bên trái là mộ của những người tử tù, bên phải là mộ của những người dân nghèo. Bà Hoa đến thăm con trước sau đó một người đàn bà khác ngập ngừng bước về phía bên trái nghĩa trang. Đó chính là mẹ của Hạ Du, sự đặc biệt ở đây là khi hai bà mẹ bước đến bên nhau an ủi nhau thôi đừng đau xót làm gì. Chi tiết đó được tác giả gửi gắm rát nhiều ý đồ nghệ thuật, gợi ra ý nghĩa sâu sa của nó. Đó là sự thức tỉnh của người nông dân và người cách mạng, cuối ùng họ se bước đến bên nhau để đồng cam cộng khổ cứu đất nước mình.

Khi ra về hai bà ngạc nhiên trước vòng hoa đặt cạnh mộ của Hạ Du, vòng hoa ấy không có gốc nghĩa là nó không mọc lên. Vòng hoa đệp đẽ với hoa hông hoa xanh, phải chăng đó chính là sự ngợi ca lí tưởng cách mạng của tác giả đối với Hạ Du mặc dù không thành công nhưng anh đã có chí và giác ngộ. vòng hoa ấy không biết ai đặt đó, không biết ai mang đến và ở đâu ra nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng nhà văn đã dành nó cho Hạ Du để ca ngợi vẻ đẹp của chiến sĩ yêu nước.

Như vậy khi hai bà mẹ bước đến bên nhau như sự tượng trưng cho người chiến sĩ và nông dân chắc chắn sẽ bước đến bên nhau kề vai sát cánh vì sự nghiệp của đất nước. Qua đây chúng ta thấy rút ra được một bài học đó là lấy nhân dân làm gốc, cách mạng phải đi liền với nhân dân, tách rời nhân dân thì sẽ không thể có kết quả tốt đẹp được. Đồng thời qua truyện ngắn này ta thấy rõ được thực trạng  Trung Quốc lúc bấy giờ, cùng với đó là tinh thần dân tộc của nhà văn Lỗ Tấn.

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn – Bài làm 5

Lỗ Tấn (1881-1936), ông là một người có tài có đức, chứng kiến nhiều người mắc bệnh mà không qua khỏi nên ông quyết định học ngành y, học về thuốc để chữa trị cho những người không may đó. Khi ông đang học y bên Nhật thì xem được phim người Trung Quốc đua nhau đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc chống  Nhật. Theo ông thì chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác ông quyết định chuyển sang làm văn học để cảnh tỉnh người dân nước mình. Tác phẩm “Thuốc là một tác phẩm , một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc

Thuốc được Lỗ Tấn viết vào năm 1919- thời điểm cuộc vận động Ngũ Tứ là phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Kinh Bắc bùng nổ mạnh mẽ. Nó để lại nhiều ý nghĩa, nhiều điều khiến con người Trung Quốc thời bấy giờ phải suy nghĩ

Trong tác phẩm này, thuốc không phải được làm từ một thứ thỏa dược thông thường mà nó là một chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa Thuyên đã cất công đi từ sáng sớm để mua cho con trai mình ăn để chữa bệnh lao. Hình ảnh ấy thật để lại nhiều ám ảnh độc giả và có lẽ cả người dân trung quốc lúc bấy giờ.

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù nó hiện thân cho mê tín dị đoan và lạc hậu. Và bản thân chúng ta còn thấy sự hoang đường khi cho bánh bao tẩm máu người lại là vị thuốc chữa bệnh mà đặc biệt ở đây chiếc bánh bao tẩm máu tử tù chứ không phải tẩm máu ai khác. Tử tù đó chính là những người anh hùng chống lại Nhật để bảo vệ đất nước Trung Quốc. Nhưng không ai khác bố Lỗ Tấn là nạn nhân.Chính phương thuốc ấy đã lấy mất tính mạng của bố Lỗ Tấn. Trong tác phẩm thì chiếc bánh bao tẩm máu tử tù không những không giúp Hoa Thuyên mà con trai lão còn chết.

Thuốc ở đây là để chữa căn bệnh tinh thần của người dân Trung  Quốc, căn bệnh gia trưởng, căn bệnh lạc hậu mê tín dị đoan của họ mà cụ thể ở đây là vợ chồng lão Hoa. Họ tin rằng vị thuốc kia thật sự có thể chữa khỏi bệnh lao cho con trai họ. Chính vì thế mà lão Hoa trên đường đi lấy thuốc tỏ ra vui vẻ lắm, lão nghĩ lão sắp được một phương thuốc có thể cải tử hoàn sinh. Con trai chết và con người cũng chẳng thể làm gì để chứng minh tại sao điều đó lại xảy ra. Như vây cần một liều thuốc chữa dứt điểm bệnh trong từng suy nghĩ và gốc rễ

Thuốc bánh bao tẩm máu người còn là phương thuốc cho chính tinh thần của người dân cũng như người làm cách mạng Trung Quốc. Mà bánh bao tẩm máu kia lại chính của người làm cách mạng là Hạ Du. Bởi vì người nông dân thì u mê lạc hậu tin vào thứ thuốc chết người đó, còn người cộng sản lại đi quá xa nhân dân không gán bó với nhân dân thì sẽ đổ máu.Điều ddó cho thấy phải biết gắn kết với nhân dân thì mới mong thành công được.

Mở đầu câu chuyện khi người con trai lên những cơn ho lao, lão hoa vội vàng đến sớm để mua cho kì được thứ thuốc cứu sống mạng con trai mình. Nó sẽ làm cho con trai ông trở nên khỏe mạnh như thường thậm chí là khỏe mạnh hơn. trong lời miêu tả của Lỗ Tấn để miêu tả tâm trạng hứng khởi khi sắp tìm ra vị thuốc thần tiên ấy lão vui hẳn lên, không chỉ có mình lão trông chờ thứ thuốc tiên dược đó mà cả rất nhiều người nữa nên họ chen chúc nhau suýt nữa thì lão hoa thuyên ngã.Nhưng thật may mắn khi lão mua được thuốc về cho con. Đó chiếc bánh bao tắm máu của tử tù Hạ Dư. Ông mang về tới nhà thì máu vẫn nhỏ từng giọt , một hình ảnh kinh hoàng.. bà hoa nhanh chóng đi nướng chiếc bánh bao và cho Hoa Thuyên ăn, người trong quán trà thì khen thơm họ bàn nhau về người tử tù.

. Hạ Du ở đây là nhân vật chỉ được nhắc đến chứ không có mặt trong tác phẩm,đại diện cho một tầng lớp yêu nước và có lí tưởng lúc bấy giờ. Thế nhưng mọi người lại nhắc đến anh với một thái độ miệt thị và đau đớn hơn khi chính chú ruột của anh đem anh đi trình báo để lấy khoản tiền thưởng kia. Qua đây cho thấy sự mê muội của nhân dân Trung Quốc

Ai cũng nghĩ rằng vị thuốc ấy sẽ cứu sống được mạng của Hoa Thuyên nhưng đâu có, anh ta vẫn cứ chết, để cho kẻ đầu bạc phải tiễn người đầu xanh. Hoa Thuyên ăn bánh bao chết, Hạ Du làm cách mạng cũng chết một kết quả bi thảm.

Một trong những chi tiết mang ý nghĩa của truyện đó là đoạn kết truyện. Đó là đoạn khi hai bà mẹ đến thăm mộ con, nghĩa trang được chia làm hai bên bên trái là mộ của những người tử tù, bên phải là mộ của những người dân nghèo. Bà Hoa đến thăm con trước sau đó một người đàn bà khác ngập ngừng bước về phía bên trái nghĩa trang. Đó chính là mẹ của Hạ Du. Tuy hai bên có sự ngăn cách phân biệt nhưng sau đó thì bằng chính tấm lòng cảm thông hai bà mẹ bước đến bên nhau an ủi nhau thôi đừng đau xót làm gì. Chi tiết đó được tác giả gửi gắm rất nhiều ý đồ nghệ thuật, gợi ra ý nghĩa sâu sa của nó. Họ đã bước qua bức tường rào định kiến mà từ lâu người ta cố công xây dựng nên chứ không phải là cố công để xóa bỏ nó.Khi ra về hai bà ngạc nhiên trước vòng hoa đặt cạnh mộ của Hạ Du, vòng hoa đẹp đẽ với hoa hồng hoa xanh, phải chăng đó chính là sự ngợi ca lí tưởng cách mạng của tác giả đối với Hạ Du mặc dù không thành công nhưng anh đã có chí và giác ngộ. Mặc  dù không biết vòng hoa ấy không biết ai đặt đó, không biết ai mang đến và ở đâu ra nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng nhà văn đã dành nó cho Hạ Du để ca ngợi vẻ đẹp của chiến sĩ yêu nước. Đã có người đồng cảm với hành động của Hạ Dụ

Truyện ngắn “ Thuốc” có mở đầu và kết thúc khá thú vị và mở ra nhiều tầng suy nghĩ độc đáo cho độc giả. Thuốc không chỉ là một tác phẩm đọc xong rồi để đó mà nó là một tác phẩm một liều thuốc chữa căn bệnh có từ lâu của người dân trung quốc.

Từ khóa tìm kiếm

  • bài học rút ra qua bài thuốc của lỗ tấn
  • Hãy viết phần mở bài cho đề bài có người nhận xét thuốc của lỗ tấn thấm đẩm không khí chết chóc nhưng không gieo vào lòng người tinh thần bi quan
  • nghi luan suy nghi cua anh chi ve hien tuong vo cam cua nguoi dan trung quoc qua tac pham thuoc cua lo tan
  • phan tich phe phan bai thuoc lo tan
  • văn mẫu thuốc
  • ý nghĩa hai bức tranh không gian quán trà nghĩa địa

Bài viết liên quan

0