24/05/2017, 14:12

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân văn học lớp 9

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân văn học lớp 9 Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để cứu nước, có biết bao những con người thể hiện được tình yêu của mình tới đất nước. Bằng rất nhiều cách khác nhau, ho đã thực hiện bằng những hành động và lời nói. Qua những tác phẩm của những nhà ...

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân văn học lớp 9 Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để cứu nước, có biết bao những con người thể hiện được tình yêu của mình tới đất nước. Bằng rất nhiều cách khác nhau, ho đã thực hiện bằng những hành động và lời nói. Qua những tác phẩm của những nhà văn thời kì này, tình cảm của người dân dành cho kháng chiến, dành cho cách mạng được miêu tả một cách chi tiết, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tấm lòng và tình cảm của ...

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để cứu nước, có biết bao những con người thể hiện được tình yêu của mình tới đất nước. Bằng rất nhiều cách khác nhau, ho đã thực hiện bằng những hành động và lời nói. Qua những tác phẩm của những nhà văn thời kì này, tình cảm của người dân dành cho kháng chiến, dành cho cách mạng được miêu tả một cách chi tiết, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tấm lòng và tình cảm của người dân lúc ấy. Và trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã cho chúng ta thấy điều đó. Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai cùng tình yêu làng của ông qua rất nhiều tình huống khác nhau đã được bộc lộ rõ.

Ông Hai là một người luôn yêu làng của ông. Làng của ông là ngôi làng chợ Dầu nổi tiếng khắp cả vùng đất Kinh bắc. Những tình cảm của ông được thể hiện qua việc ông luôn khoe với mọi người về làng của mình. Làng của ông giàu có, sầm uất ra sao, có rất nhiều nhà ngói, đường đi được lát toàn đá xanh, trời mưa đi từ đâu làng về cuối làng không bị ướt… Trong lòng của ông, không gì có thể so sánh được với làng của ông. Làng của ông luôn đứng đầu tiên trong trái tim của ông. Do đó, ông luôn tự hào về làng chợ Dầu của  mình. Ông đi khoe với tất cả mọi người về làng của mình. Đây là thời kì trước khi kháng chiến cứu nước xảy ra. Khi đó, những gì mà ông có thể làm chính là tự hào về ngôi làng của mình. Sau đó, tới thời kì toàn quốc kháng chiến cứu nước, ông không còn khoe làng của mình giàu có nữa mà ông tự hào về hình ảnh của làng ông với những hào giao thông chằng chịt, những cụ già râu tóc bạc phơ nhưng vẫn ngày ngày vác súng tập luyện bước đi “ một hai một hai” với khí thế vô cùng hiên ngang, mạnh mẽ. Là ngôi làng có chòi phát thanh cao nhất cả vùng. Những gì mà ông nhớ về làng chính là những điều mà làng của ông đã và đang phục vụ cho kháng chiến. Cũng chính bởi như vậy mà những người ở bên cạnh ai ai cũng mừng cho ông, cũng cảm thấy vui vì có những làng chợ Dầu như nhà ông.

Thế nhưng mọi thứ thay đổi khi có tin làng chợ Dầu của ông theo địch. Tưởng chừng như đó là thông tin sét đánh ngang tai đối với ông Hai. Ông không biết phải làm như thế nào cả bởi mọi thứ đã vượt quá sức tưởng tượng của ông. Nếu như trước kia, ông tự hào vì làng theo kháng chiến bao nhiêu thì nay, ông lại nhục nhã bấy nhiêu. Những cảm xúc của ông Hai được tác giả Kim Lân thể hiện rất rõ qua những chi tiết miêu tả tâm trạng “ cổ ông nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được…”. Cảm xúc của ông thể hiện một cách mãnh liệt. Những gì mà ông nghe được tưởng như là điều không thể tưởng tượng được. Ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và nhục nhã, không biết phải làm điều gì tiếp theo.

Thậm chí, ông còn không dám đi ra ngoài đường vì sợ người ta bàn tán, xì xào sau lưng ông. Và cuối cùng, những gì mà ông lo lắng đã tới. Bà chủ nhà nghe tin đã không cho gia đình ông được ở lâu dài. Họ chỉ cho gia đình ông ở hết tháng này, tới tháng sau phải chuyển đi chỗ khác. Đau khổ là thế, tuyệt vọng là thế, nhưng ông Hai lại chẳng thể tâm sự cùng bất kì một người nào cả. Những nỗi niềm ấy chỉ có thể nuốt trọn vào trong, có những lúc, ông lại nói chuyện cùng với đứa con gái nhỏ của mình. Lo lắng cho tương lai không biết đi đâu tiếp theo, có những lúc ông vừa chớm suy nghĩ “ hay là quay trở về làng” thì ngay lập tức ông lại phủ định suy nghĩ đó “ làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây thì phải thù”. Chỉ với chi tiết nhỏ đã thể hiện được tình yêu nước mãnh liệt của ông Hai dành cho Tổ quốc. Cuối cùng, mọi chuyện chỉ được tháo bỏ hiểu lầm khi có tin làng chợ Dầu của ông Hai không hề theo giặc, thậm chí cả làng còn bị bọn chúng đốt sạch, không còn lại gì cả. Ông Hai cảm thấy hạnh phúc như cởi hết được những nỗi lòng của mình. Ông đi khoe với tất cả mọi người về cái tin làng chợ Dầu bị giặt đốt với tất cả những nhiệt huyết của mình như để cho tất cả mọi  người cùng biết. Ai ai cũng mừng cho ông vì đã có được những tình cảm như vậy. Lòng nghi ngờ không còn nữa, cuộc sống của ông Hai đã trở về như cũ, mọi thứ lại tiếp tục theo đúng những guồng quay của nó.

Đọc tác phẩm, chúng ta càng thấm thía những tình cảm của những người như ông Hai nói riêng và toàn thể nhân dân nói chúng dành cho kháng chiến, dành cho đất nước. Những tình cảm ấy đã góp phần không nhỏ vào những chiến thắng của quân và dân ta giúp đất nước thoát khỏi chiến tranh.

Từ khóa:

phan tich tac pham lang cua kim lan

phân tích tác phẩm làng của kim lân

phan tich truyen ngan lang cua kim lan

phân tích truyện ngắn làng của kim lân

0