24/05/2017, 14:12

Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) – Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, quê ở làng trung am – Năm 1535 ông đỗ trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc – Cũng đi theo quy luật xuất xử của những nhà thơ ...

Đề bài: Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) – Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, quê ở làng trung am – Năm 1535 ông đỗ trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc – Cũng đi theo quy luật xuất xử của những nhà thơ cùng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sau một thời gian làm quan cũng chán ghét cảnh quan trường lao xao ồn ã đầy những thủ đoạn bon chen, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
–    Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, quê ở làng trung am
–    Năm 1535 ông đỗ trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc
–    Cũng đi theo quy luật xuất xử của những nhà thơ cùng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sau một thời gian làm quan cũng chán ghét cảnh quan trường lao xao ồn ã đầy những  thủ đoạn bon chen, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về quê ở ẩn lánh đục tìm trong
–    Về quê ông sống bằng nghề dạy học và ăn những gì sẵn có trong thiên nhiên
–    Bản thân ông là người rất cương trực chính chắn, uyên thâm được suy tôn là Tuyết Giang phu tử
–    Ông cũng để lại rất nhiều tác phẩm nổi bật là hai tập thơ lớn
•    Chữ hán: Bạch Vân am thi tập (700 bài)
•    Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài)
–    Thơ ông mang đậm màu sắc triết lý, ngợi ca kẻ sĩ

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: ông chán ghét cảnh quan trường và trở về ở ẩn tại làng quê. Về quê có một cuộc sống an nhiên tự tại tránh xa những bon chen thị phi của chốn quan trường. Nhà thơ sáng tác bài thơ này để thể hiện quan điểm và dại khôn ở đời
b.    Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật

II.    Phân tích:
1.    Hai câu thơ đầu:

–    Số đếm “một” kết hợp với những hình ảnh đồ vật vô cùng giản dị như “mai”, “cuốc”, “cần câu” -> một cuộc sống lao động bình dị tự làm tự ăn tự do tự tại
–    “thơ thẩn” thể hiện sự chậm rãi mà chẳng lo đói hay bị ai quở trách
–    Chẳng cần quan tâm đến những tên quan tham ô lại chỉ một mình mà vẫn vui vầy
->    Hai câu thơ đầu thể hiện một cuộc sống bình dị của nhà thơ khi về quê ở ẩn. Ông cũng sống bằng những công việc gắn liền với những người nông dân không cần cao sang quyền quý, sống hạnh phúc bên trường lớp và mái nhà tranh

soan bai nhan nguyen binh khiem

2.    Hai câu thơ thực

–    Nhà thơ nói “ta” thể hiện sự tự xưng của mình
–    “dại” -> dại dột hay nói mạnh hơn là ngu
–    “khôn” -> lanh lợi, khôn ngoan
–    “vắng vẻ” -> nơi quê nhà yên tĩnh thanh bình, nơi có những con người ngày đêm chăm chỉ làm ăn không hãm hại lẫn nhau
–    “lao xao” -> nơi quan trường nhiều hiểm nguy tai họa
->    Câu thơ thể hiện được quan niệm khôn dại ở đời. Nhà thơ dùng cách nói ngược để nói về sự khôn dại ở đời. Nhưng chính ra cách lựa chọn của nhà thơ khi về với chốn bình yên quê nhà mới chính là khôn. Bởi sống ở đây không phải lo lắng nay mất đầu hay làm sao. Bởi nó thanh bình và con người nơi đây chỉ biết làm ăn sống chân thành gắn bó với nhau chứ không ganh đua bổng lộc hay sợ phạm tội mất lòng vua mà bị chém đầu

3.    Hai câu luận

–    Thu thì ăn măng trúc, đông ăn giá -> giá ở đây có thể là giá lạnh hay giá đỗ -> thể hiện cuộc sống thanh đạm giản dị
–    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao -> thanh mát
->    Về quê nhà thơ chìm đắm trong thiên nhiên, ăn uống rất thanh cao đạm bạc. mùa nào thức ấy có gì ăn nấy không cầu kì cao lương mỹ vị

4.    Hai câu kết

–    Rượu gốc cây uống -> đây là thú tiêu dao của các bậc trí thức thời xưa
–    Phú quý chỉ là phù phiếm chiêm bao mà thôi không hề có thật

III.    Tổng kết

–    Nội dung: thể hiện cuộc sống giản dị thanh cao mà đạm bạc của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn. Chiêm nghiệm lẽ khôn dại ở đời
–    Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng từ láy linh hoạt, hình ảnh gắn bó với đời sống nhân dân

0