24/05/2017, 13:02

Phân tích tâm sự của Nguyễn Du trong bài Độc tiểu Thanh kí

Đề bài: Phân tích tâm sự của Nguyễn Du trong bài Độc tiểu Thanh kí “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Phải chăng nhà thơ Nguyễn Du như là một người bạn đồng cảm với số phận của những người đàn bà thời trước. Với tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Du đã khóc cho ...

Đề bài: Phân tích tâm sự của Nguyễn Du trong bài Độc tiểu Thanh kí “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Phải chăng nhà thơ Nguyễn Du như là một người bạn đồng cảm với số phận của những người đàn bà thời trước. Với tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Du đã khóc cho nàng Kiều hồng nhan nhưng bạc mệnh, có tài có sắc “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng lại không có số phận hạnh phúc như mong đợi. không những thế Nguyễn ...

Đề bài:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Phải chăng nhà thơ Nguyễn Du như là một người bạn đồng cảm với số phận của những người đàn bà thời trước. Với tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Du đã khóc cho nàng Kiều hồng nhan nhưng bạc mệnh, có tài có sắc “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng lại không có số phận hạnh phúc như mong đợi. không những thế Nguyễn Du còn khóc cho người con gái tài sắc Trung Quốc qua bài thơ Độc tiểu Thanh kí đó chính là nàng Tiểu Thanh nàng cũng là một người con gái hồng nhan bạc mệnh. Đồng thời qua tác phẩm này Nguyễn Du cũng thể hiện được những tâm sự của mình.

Bài thơ được viết khi ông sang bên Trung Quốc bên bờ Hồ Tây nơi oan hồn của người con gái xinh đẹp có tài ấy đã ở đó mang đến cho nhà thơ những cảm xúc không thể nào quên được. Và chính vì lòng cảm phục người con gái hồng nhan bạc mệnh ấy mà Nguyễn Du sáng tác bài thơ này để tỏ lòng nhớ đến nàng tiểu Thanh và cũng là thể hiện chính tâm sự của mình.

độc tiểu thanh kí nguyễn du

Hai câu thơ đầu mang đến cho chúng ta một cảnh vật Tây Hồ có chút gì đó hơi khác bình thường. Không biết rằng cảnh tây Hồ khác thật hay chính là do người thi nhân đang cảm nhận được cái không bình thường đó:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. ”
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. )

Nhắc đến Tây Hồ người ta thường nghĩ đến những cảnh đẹp thế nhưng ở đây Nguyễn Du lại nói là gò hoang. Có thể nói ở đây ngày xưa đúng là một cảnh đẹp thật đấy nhưng giờ đây thì không. Hai chữ gò hoang mang đến cho chúng ta một cảnh tượng u ám hoang sơ heo hút đến rợn người. Ở nơi ấy nàng Tiểu Thanh đã mất đi và chính sự mất đi ấy đã làm cho cảnh vât nơi đây âm u tràn trong những uất ức mà cô phải chịu. Cô còn sống thì Tây Hồ còn đẹp, cô mất đi mà đó lại là cái chết oan ức thì đó là. Không những thế Nguyễn Du còn mang đến cho chúng ta thấy được dường như oan hồn nàng Tiểu Thanh còn chưa siêu thoát. Cái chết ấy không chỉ khiến cảnh vật buồn lây, uất hận thay mà nó còn mang tâm sự của người nhận ra cảnh tượng ấy. Đó chính là tâm sự của nhà thơ Nguyễn Du. Thi sĩ dường như đang buồn trước cái cảnh tượng và sự oan ức của một bậc thi sĩ tài sắc.

Đến hai câu thơ sau chúng ta lại thấy được những linh hồn của cô nàng tài sắc ấy vẫn còn vấn vương trên cõi trần, vẫn ở đâu đó khiên cho nhà thơ cảm nhận được:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư:”
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương. )

Son phấn ở đây chỉ nhằm nói đến Tiểu Thanh, son phấn để chỉ người phụ nữ bởi nó là một vật trang điểm khiến cho nhan sắc của những người phụ nữ thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Nói thế nhằm nói lên linh hồn của người con gái ấy. Nàng tiểu thanh dẫu đã chôn mình dưới lớp đất ngàn sâu kia nhưng vẫn không thể nào hết oán hận cho số phận uất ức của mình. Chính nhà thơ dùng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận được điều đó. Và chính cái chết ấy đã mang đi sự nghiệp văn chương của cô. Và dường như nhà thơ đã mang đến một tâm sự mà nó thể hiện sự âu lo của bản thân nhà thơ với người con gái kia. Có thể nói nhan sắc kia đã làm cho văn chương bị liên lụy. Thế nhưng những tác phẩm văn chương của nàng tiểu Thanh ấy dù bị đốt đi nhưng hãy còn vương. Văn chương đâu có mệnh có linh hồn vậy mà ở đây lại có. Tất cả để nói lên rằng linh hồn của tiểu Thanh.

Không chỉ là nỗi hận mà đến hai câu thơ tiếp theo thì nó trở thành nỗi oán hờn kim cổ. Có lẽ mãi về sau linh hồn người con gái kia cũng không được giải thoát. Chúng ta cũng thấy được nỗi lòng hay chính là tâm sự của nhà thơ trong hai câu thơ này:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,   
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang. )”

Nỗi hận của nàng Tiểu Thanh là một nỗi hận kim cổ, câu thơ chứa đựng biết bao nhiêu tuyệt vọng. Không những thế Nguyên Du đã nâng nỗi hận của Tiểu Thanh thành nỗi hận của đời này truyền sang đời khác. Cái chết oan ức của Tiểu Thanh không thể hết oan ức được. Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa. Con người tài hoa là tinh túy của trời đất, vậy mà sao số phận họ lại nhiều vất vả, truân chuyên đến vậy.

Có thể nói hai câu thơ cuối bài thể hiện rõ nhất những tâm sự của nhà thơ, thương người rồi lại thương mình. Nguyễn Du giống như nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ nhìn thấy A phủ bị trói nghĩ đến mình lúc bị trói nước mắt nước mũi rơi xuống cằm mà không thể nào lau đi được. Ở đây nhà thơ cũng thấy được sự đồng cảnh ngộ với nàng Tiểu Thanh và chắt trong lòng những suy tư phiền muộn. Nhưng khác ở chỗ Mị thương bản thân mình rồi mới thương người đồng cảnh với mình còn Nguyễn Du thì thương người rồi mới nghĩ đến sự đồng cảnh của mình:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,   .
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)

Nhà thơ lo lắng cho bản thân mình trước sự trôi chảy của cuộc đời. Rồi mai này Nguyễn Du cũng mất đi nhưng không biết rằng có ai khóc Tố Như không. Câu hỏi cất lên mang đầy sự trăn trở về số phận mình.  Ba trăm năm con số ấy là rất dài nhưng đến ngay nay thì người ta đã nhớ đến Nguyễn Du rất nhiều rồi.

Qua đây ta thấy thương cho số phận của những con người hồng nhan bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh, người con gái ấy với nhan sắc và tài năng của mình thì đáng ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc vậy mà tại sao lại có số phận bi đát như vậy. nhà thơ như phê phán vạch tội cái xã hội bất công kia. Đồng thời ta cũn thấy được tâm sự của nhà thơ về cuộc đời của chính mình. giống với Tiểu Thanh nhà thơ cũng có những sự nghiệp văn chương của mình mà chính sự tương đồng ấy khiến cho ông e ngại về những gì sau này. Liệu rằng có ai khóc mình như mình khóc tiểu Thanh hay không.

0