24/05/2017, 13:01

Phân tích nỗi buồn của Thúy Kiều trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Phan tich nhan vat Thuy Kieu trong doan trich Chi khi anh hung – Đề bài: Phân tích nỗi buồn và mong muốn của Thúy Kiều khi Từ Hải ra đi trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong những quân tử dang tay đến che chở cuộc đời Kiều thì có lẽ chúng ta ...

Phan tich nhan vat Thuy Kieu trong doan trich Chi khi anh hung – Đề bài: Phân tích nỗi buồn và mong muốn của Thúy Kiều khi Từ Hải ra đi trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong những quân tử dang tay đến che chở cuộc đời Kiều thì có lẽ chúng ta nhớ nhất đến Từ Hải. Không phải là Kim Trọng bởi vì chàng chỉ là người mà Thúy Kiều yêu thôi còn giúp đỡ nàng thì phải kể đến hai nhân vật đó là Thúc Sinh và Từ Hải tuy nhiên ...

– Đề bài: Phân tích nỗi buồn và mong muốn của Thúy Kiều khi Từ Hải ra đi trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trong những quân tử dang tay đến che chở cuộc đời Kiều thì có lẽ chúng ta nhớ nhất đến Từ Hải. Không phải là Kim Trọng bởi vì chàng chỉ là người mà Thúy Kiều yêu thôi còn giúp đỡ nàng thì phải kể đến hai nhân vật đó là Thúc Sinh và Từ Hải tuy nhiên xét về mặt công trạng những gì làm được cho Kiều thì Từ Hải là nhất. Bởi vì nếu như Thúc Sinh có công rước được Kiều ra khỏi chốn lầu xanh thì Từ Hải lại có công giúp Kiều báo ân báo oán, giúp Kiều có một gia đình mà không sợ đên sự đáng ghen của người khác. Thế nhưng dù ai như thế nào đi nữa thì có lẽ cũng đã đến bên che chở cho Kiều. Và Từ Hải cũng đến và ra đi vì sự nghiệp lớn để lại những nỗi buồn thương và mong muốn của Thúy Kiều. Đặc biệt qua đoạn trích Chí Khí anh hùng ta thấy rõ được tâm trạng những nỗi buồn và thương nhớ, mong muốn của nàng Kiều.

Nếu như chia tay Kim Trọng mối tình đầu thủy chung son sắt vừa chớm hé nở vẫn còn yêu thương thắm thiết rất nhiều Kiều thấy lòng mình buồn và có lỗi hẹn vô tận với Kim Trọng, chia tay dứt áo Thúc Sinh Kiều cô đơn nhớ mong và tiếc nuối thì khi chia tay Từ Hải Kiều cũng buồn và có nhiều mong muốn. Có thể nói những chàng quân tử đến với cuộc đời Kiều sau đó ra đi để lại cho Kiều biết bao nhiêu nỗi buồn. Cuộc đời của Kiều không chỉ buồn thảm bởi những chuỗi ngày ở thanh lâu mà còn buồn bởi những người đàn ông bên cạnh mình. Đoạn trích chí khí anh hùng góp phần nói lên một trong những nỗi buồn ấy của Kiều. Đoạn trích này được trích từ câu 2213 tới 2230. Nếu như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không có cảnh thúy Kiều và Từ Hải chia tay thì ở đây Nguyễn Du đã sáng tạo nên cảnh tượng xúc động này.

phan tich nhan vat thuy kieu trong doan trich chi khi anh hung

Trước hết hình ảnh người anh hùng Từ Hải hiện lên với những nét chân dung vô cùng đẹp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”

Chàng Từ Hải anh hùng ấy đã sống với Kiều đã được nữa năm. Trong lúc tình cảm của hai người đang đà nồng ấm. Có thể nói tình yêu đang mạnh mẽ ấm áp và nồng đượm hơn bao giờ hết. Thế nhưng ý chí của người anh hùng, cái bản chất anh hùng trong Từ Hải bỗng trỗi dậy. Con người ấy đã quen làm những việc phi thường chứ không thể nào làm những việc tầm thường như vậy. Cái khoảng thời gian nửa năm không quá là dài những Từ Hải – một con người coi bốn bể là nhà thỏa sức tung hành thì lại không thể nào bó buộc mình trong căn nhà cùng với Thúy Kiều. Dẫu biết rằng chàng cũng yêu nàng ta lắm nhưng người anh hùng vốn đã như thế không thể nào làm trái lại được. Nguyễn Du thật là hay khi nói đến bản chất anh hùng của Từ Hải qua từ “thoắt” và “ động”. Không phải chàng Từ chán Thúy Kiều mà là chí khí anh hùng của chàng là chí khí một anh hùng.

Không những thế những hình ảnh của Từ Hải tiếp theo càng làm cho ta thấy được ý chí của chàng khi muốn ra đi:

“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Hai từ “trong vời” dường như cho ta thấy được hình ảnh của Từ Hải trông con mắt ra xa nhìn về chốn mênh mông đằng chân trời. Đó là những mảnh đất mà chàng chuẩn bị đến mang ý chí của mình trên khắp bốn bể quê hương. Cái sự mênh mang chính là cái mà những người anh hùng muốn tìm đến nó thể hiện sự chinh phục những cái lớn lao của người anh hùng. Hành trang của người anh hùng đó chính là những vật dụng rất quen thuộc của thời xưa. Đó chính là thanh gươm mà một con ngựa. Chàng ra đi không một chút lưu luyến nào.

Trước sự quyết định của chàng Kiều thấy buồn trong tâm thảm mình, nàng rằng muốn đi theo chàng dù biết rằng khó khăn thách thức đang đợi chờ nàng ở phía trước:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. ”

Ngày xưa người ta thường có câu xuất giá tòng phu và ở đây Kiều cũng coi chàng Từ như một người chòng của mình, nàng mong muốn thuận theo chữ tòng ấy mà muốn đi cùng chàng. Đó chính là quan niệm của người xưa, một lòng theo người chồng. Vả lại Kiều vừa mới được hạnh phúc chưa lâu, xã hội ấy khiến cho nàng mong muốn có người che chở thế nhưng lại không thể nào ngăn nổi ý chí của người anh hùng.

Trước những lời của Kiều chàng Từ mới nói lên những quan điểm của một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi tường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Chàng hỏi Kiều sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình. Đối với một người anh hùng mà nói ra đi chỉ có một mình với thanh gươm con ngựa mà thôi chứ không thể nào mà lại có thể mang theo người con gái được. Thêm nữa chàng không để cho người mình yêu phải chịu cực khổ cùng mình trên dòng đường được. Chàng an ủi Kiều cũng như là nói lên nguyện vọng và ý chí của mình là khi nào mà chàng làm nên sự nghiệp thì khi đó chàng mới đón nàng về thành vợ thành chồng và hưởng vinh hoa phú quý. Còn bây giờ thêm chỉ thấy bận chứ không thể làm nên chuyện lớn được.

Cuối cùng chàng quyết dứt áo ra đi qua hành động vô cùng dứt khoát:

“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi. ”

Chàng nhất định ra đi vì chí lớn cũng như vì người phụ nữ của mình, không thể để cho nàng ấy phải sống trong nghèo khổ đói rách được. Tuy nhiên chàng đi như vậy cũng đã để lại những nỗi buồn và mong muốn không được thuận của kiều.

Qua đây ta thấy rõ bản chất và chí khí của những anh hùng thời xưa. Dù rất yêu rất quý trọng người con gái bên mình nhưng vì chí lớn họ nhất định phải ra đi. Đối với người anh hùng thì chí ở bốn phương chứ không thể giam cầm trong những ngôi nhà chật hẹp được. Đồng thời qua đó ta cũng thấy được những nỗi buồn của Kiều và những mong muốn không được thuận theo.

0