24/05/2017, 13:01

Phân tích nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc

Đề bài: Phân tích nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được các nhà thơ nhà văn thể hiện rất rõ qua những tác phẩm của mình. không biết bao nhiêu số phận người phụ nữ đã được chia sẻ trên ...

Đề bài: Phân tích nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được các nhà thơ nhà văn thể hiện rất rõ qua những tác phẩm của mình. không biết bao nhiêu số phận người phụ nữ đã được chia sẻ trên những bài văn học ấy. Có biết bao nhiêu những số phận giống nhau cũng có biết bao nhiêu số phận khác nhau. Nếu như Nguyễn Du mang đến số phận người con gái “sắc đành ...

Đề bài: Phân tích nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm.

Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được các nhà thơ nhà văn thể hiện rất rõ qua những tác phẩm của mình. không biết bao nhiêu số phận người phụ nữ đã được chia sẻ trên những bài văn học ấy. Có biết bao nhiêu những số phận giống nhau cũng có biết bao nhiêu số phận khác nhau. Nếu như Nguyễn Du mang đến số phận người con gái “sắc đành đòi một, tài đành họa hai” của nàng Thúy Kiều thì Đoàn Thị Điểm cũng góp một bản dịch của Đặng Trần Côn để mang đến cho chúng ta số phận và tình cảnh của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. bài thơ đã thể hiện được những nỗi nhớ nhung sầu muộn cua người chinh phụ ấy.

Người chinh phụ có nghĩa là gì?. Người chinh phụ là những người phụ nữ có chồng đi chiến trường nơi xa. Chính vì thế mà người ta gọi người phụ nữ ấy bằng cái tên gọi đó. Người phụ nữ ấy không buồn nỗi buồn của những người con gái xinh đẹp nhưng cuộc đời lại gian truân lầu xan cũng phải bước chân vào mà người phụ nữ đó mang số phận và những nỗi đau buồn của những người phụ nữ xa chồng.

phan tich noi buon cua nguoi chinh phu

Với những câu thơ đầu hình ảnh người phụ nữ hiện lên với những nỗi nhớ nhung sầu muôn vô cùng lớn. Đó phải chăng là những nỗi niềm mà bấy lâu nay người phụ nữ ấy vẫn ngày đêm phải chịu đựng:

“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong,
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. ”

Lòng người con gái xa chồng khi chồng phải đi chinh chiến mang đầy những nỗi nhớ thương vơi đầy. Người chồng của nàng đang chinh chiến ở Non Yên nên chính vì thế mà nàng đem tấm lòng thủy chung nhung nhớ của bản thân mình theo gió đông gửi đến cho chàng trai ấy. Tấm lòng của nàng là nghìn vàng cao quý gửi đến chồng. Nghìn vàng ấy không chỉ là tấm lòng nỗi thương nhớ mà còn chính là tấm lòng thủy chung của người chinh phụ.

Mặc dù không thể lên trên đó cùng chàng nhưng đôi mắt, tâm trí, tư tưởng, tình yêu của người phụ nữ ấy luôn nghĩ đến chồng của mình ở phương xa. Có thể nói trong cuộc đời người phụ nữ ấy tình yêu sự chung thủy là bất diệt. Sự nhớ nhung sầu muộn của cô vượt qua mọi trở ngại của không gian địa lí, mượn cơn gió đông để mang đến những tâm trạng của mình cho chồng biết. Thế rồi nỗi nhớ chồng được thể hiện rất rõ qua những câu thơ ấy.

Chữ nhớ được nhắc đến hai lần trong câu kết hợp với những hình ảnh của trời thăm thẳm như thể hiện nỗi nhớ ấy sâu tận trong tim và trong đáy lòng. Người con gái ấy nhớ đến mức làm cho nỗi nhớ ấy bỗng chốc biến thành nỗi đau đớn vô cùng cực. Nỗi nhớ ấy dài tựa đường lên trời, nỗi đau ấy là một nỗi đau đáu dày vò trong tim. Kết thúc khổ thơ ấy hình ảnh những cơn mưa phùn và tiếng mưa hiện lên khiến cho ta thấy được tâm trạng sầu muộn của người con gái. Phải chăng những hình ảnh ấy giống như giọt nước mắt của người chinh phụ trong đêm sâu. Nó không cào xé giữ dội mà nó cứ nhỏ nhẹ thấm dần vào trong những nỗi đau lớn ấy.

Sang đoạn thơ sau nỗi nhớ ấy lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết tâm trạng của người chinh phụ không những không vơi đi mà còn mãnh liệt đau đớn hơn:

“Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô,
Giọt sương phủ, bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.
Vài tiếng đế, nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên,
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm,
Hoa đãi nguyệt, nguyệt một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. . .
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau. ”

Qua những câu thơ ấy ta thấy được một bức tranh hiện lên cảnh bốn bề nơi chinh phụ ở. Đúng là người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, nỗi nhớ nhung làm cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Thật sự thì chúng ta có thể thấy được đó cũng là một bức tranh đẹp nhưng nó mang hơi hướng thể hiện tâm trạng của người chinh phụ ấy. Sương như búa bổ gốc liễu kia mòn. Liễu ấy chính là người chinh phụ thấy trong lòng mình liễu yếu đào tơ và sương như làm cho cô thấy lạnh hơn khi không có chồng ở bên cạnh. Nó làm nàng hiện lên một nỗi đau trong lòng. Thế rồi tuyết như là đang cưa xẻ cây ngô, sương như phủ trắng bụi chim gù…Tóm lại hình ảnh ấy có màu sắc, có âm thanh, có sớm, có muộn, có gần, có xa. Tất thấy những hình ảnh như giọt sương, bông tuyết, sâu, nguyệt bóng hoa…Ta đều thấy được một tâm hồn kia đầy những đau đớn dằn vặt như bị “cưa”, “xẻ”, bủa bổ. Hai từ “xiết đau như thể hiện rõ được tâm trạng ấy của người chinh phụ.

Qua đây ta thấy được những hình ảnh nhuốm màu tâm trạng của người con gái có chồng đi xa chiến trận nơi xa. Nỗi nhớ nhung của người con gái ấy không được biết bởi chàng trai nào đau cảm nhận được. Không một lời nào an ủi được nên cô gái trở nên đau đáu trong trái tim. Đồng thời qua đây ta thấy được hiện thực chiến tranh đã đẩy người con gái vào tình cảnh ấy.

0