12/02/2018, 15:25

Phân tích tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu

Đề bài: Phân tích tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho yêu nước, có tấm lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc. Cuộc đời của ông trải qua nhiều biến động của lịch sử trải qua nhiều tai biến của đất ...

Đề bài: Phân tích tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho yêu nước, có tấm lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc. Cuộc đời của ông trải qua nhiều biến động của lịch sử trải qua nhiều tai biến của đất nước. Hơn ai hết tác giả Nguyễn Đình Chiểu là người cảm nhận được nỗi đau khi người dân bị mất nước phải làm nô lệ.

Trước cảnh quê hương bị xâm lăng ruộng đồng bị chà đạp nhiều người lính đã đứng lên anh dũng chiến đấu, dù họ không thành công nhưng cũng thành nhân. Đau xót trước cái chết của những người nông dân áo vải tác giả Nguyên Đình Chiểu đã viết lên bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"

Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ…

Trong khi tổ quốc thân yêu bị chà đạp xâm lược thì ở nơi nào cũng có những tiếng súng vang lên thể hiện sự tang thương chết chóc. Chính từ sự gian nguy, đau thương chết chóc đó những người nông dân quanh năm chỉ biết bán lưng cho trời bán mặt cho đất cũng phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống cho mình.

Tấm lòng thủy chung yêu quê hương tổ quốc của những người nông dân áo vải, giải dị được thể hiện rõ ràng qua những hành động anh dũng của họ.

Nhớ lính xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó…

Khi khi quân Pháp tràn sang nước ta những người lính áo vải chỉ một lòng chăm chỉ làm ăn, côi cút trên đồng ruộng, tìm kế mưu sinh. Những người nông dân âm thầm tồn tại trong thầm lặng, chỉ biết lo toan miếng cơm manh áo, giản dị sống từ đời này sang đời khác, cần mẫn làm việc đồng áng của mình. Những người nông dân nay chưa bao giờ cưỡi ngựa, bắn cung, cầm giáo mác súng đạn.

Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Họ hiền lành, chân chất thật thà, nhưng khi quân giặc xâm lăng họ đã cùng nhau cố gắng đứng lên kiên cường chống lại kẻ thù, dù trước kẻ thù lớn mạnh vũ khí tối tân hiện đại những người lính của chúng ta ở thế yếu hơn. Nhưng, tấm lòng yêu nước của họ thì ngàn đời sau vẫn không phai mờ.

Trước tội ác của thực dân Pháp những người dân áo vải vô cùng phẫn uất họ ngóng trông mong chờ một mệnh lệnh xuất quân của triều đình, ngóng chờ một động thái vùng dậy nào đó. Nhưng triều đình phong kiến lúc đó như con rắn mất đầu nhanh chóng quy hàng giặc chấp nhận cuộc sống nô lệ.

Bi kịch của người dân chân lấm tay bùn chính là do triều đình của chúng ta hèn nhát, nhu nhược không dám đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước căm thù giặc của người nông dân không thể kìm chế khiến họ phải vùng lên:

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
… Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.

Những người nông dân trong hai câu nói này thể hiện tinh thần của những người yêu nước quả cả, kiên cường, không quản ngại hy sinh thân mình cho quê hương tổ quốc.

Trong tâm hồn họ toát lên vẻ đẹp của những chiến sĩ, những người nông dân yêu nước căm thù tội ác của quân giặc một lòng muốn ra quân báo thù cho tổ quốc, vùng lên khí thế hào hùng quật cường.

Chỉ với những vũ khí thô sơ như:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh..

Những người dân chiến sĩ Cần Giuộc chỉ với vũ khí thô sơ, đơn giản nhưng họ đã đứng dậy đòi quyền tự do của mình, thể hiện tinh thần yêu nước, căm tù giặc. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân với vẻ đẹp hòa hùng vô cùng rực rỡ đã là mờ đi sự hèn nhát của triều đình phong kiến lúc đó.

Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm một bức tượng đài vô cùng anh hùng, kiên cường nơi lên những người nông dân áo vải nghèo vật chất nhưng không nghèo tinh thần yêu nước, không hề run sợ trước kẻ thù lớn mạnh.

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã viết lên bài văn tế với những ngôn ngữ vô cùng mộc mạc, giản dị nhưng thể hiện được hồn cốt của người lính xuất phát từ người nông dân yêu nước, khi giặc tới nhà thì bất kỳ ai cũng phải đứng lên đấu tranh, dù đó chỉ là tầng lớp cần lao, nghèo khổ thì cũng cần có trách nhiệm với quê hương tổ quốc của mình.

Đông Thảo

 

0