25/05/2017, 00:23

Phân tích Những đứa trẻ của Go- rơ- ki.

Đề bài: Em hãy phân tích văn bản Những đứa trẻ để thấy được tuổi thơ của Gorki qua cách sáng tác đầy táo bạo của ông. Mắc xim Go- rơ- ki là một nhà văn nổi tiếng người Nga, ông có rất nhiều những sáng tác độc đáo, thu hút làm say mê bao nhiêu thế hệ độc giả không chỉ của nước Nga mà còn là độc giả ...

Đề bài: Em hãy phân tích văn bản Những đứa trẻ để thấy được tuổi thơ của Gorki qua cách sáng tác đầy táo bạo của ông. Mắc xim Go- rơ- ki là một nhà văn nổi tiếng người Nga, ông có rất nhiều những sáng tác độc đáo, thu hút làm say mê bao nhiêu thế hệ độc giả không chỉ của nước Nga mà còn là độc giả trên toàn thế giới. Go- rơ – ki phản ánh hiện thực thông qua những trang thơ văn của mình một cách sâu sắc, toàn diện, chẳng những thế mà ông được coi là một trong những nhà văn ...

Đề bài: Em hãy phân tích văn bản Những đứa trẻ để thấy được tuổi thơ của Gorki qua cách sáng tác đầy táo bạo của ông.

Mắc xim Go- rơ- ki là một nhà văn nổi tiếng người Nga, ông có rất nhiều những sáng tác độc đáo, thu hút làm say mê bao nhiêu thế hệ độc giả không chỉ của nước Nga mà còn là độc giả trên toàn thế giới. Go- rơ – ki phản ánh hiện thực thông qua những trang thơ văn của mình một cách sâu sắc, toàn diện, chẳng những thế mà ông được coi là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nước Nga. Một trong số những tác phẩm của ông được đông đảo độc giả Việt Nam biết đến đó chính là tác phẩm “Thời thơ ấu”, trong đó có đoạn trích “Những đứa trẻ” được đưa vào chương trình của sách giáo khoa ngữ văn lớp 9.

Nếu trong nền văn học Việt Nam có tác phẩm tự truyện của nhà văn Nguyên Hồng “Những ngày thơ ấu” kể về chuỗi ngày cay đắng, tủi nhục của nhà thơ khi còn là đứa trẻ thì trong nền văn học Nga cũng có tác phẩm nổi tiếng của Go- rơ – ki “Thời thơ ấu”. Cũng giống như “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, “Ngày thơ ấu” của Mắc xim Go- rơ- ki là cuốn tự truyện về quãng thời gian thơ ấu cảu tác giả. Trong đó thì trích đoạn “Những đứa trẻ” là đoạn trích gây xúc động cho độc giả bởi tình bạn thân thiết cũng như tình yêu mến của cậu bé Aliosa với người bà của mình. Qua trích đoạn này người đọc cũng có thể phần nào hình dung ra được những kí ức thời thơ ấu của nhà thơ Go- rơ- ki.

Mắc xim Go- rơ – ki có một tuổi thơ đầy tủi nhục, cay đắng khi còn rất nhỏ đã phải mồ côi cha mẹ, nếu như những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay che chờ, quan tâm của bố mẹ thì cậu bé Go- rơ- ki không được may mắn như vậy. Cha mẹ mất, cậu bé phải sống với ông bà ngoại nhưng người ông ngoại lại vô cùng khắc nghiệt, luôn trừng phạt cậu bé bằng những trận đòn roi tàn nhẫn. Hai người cậu của Go- rơ- ki cũng không hề đái hoài, quan tâm gì đến sự tồn tại của cậu bé, mà chỉ lo tranh giành, đấu đá nhau để tranh chấp tài sản. Không chỉ những người thân của Go-rơ- ki thờ ơ, vô tình với cậu bé mà ngay cả những người hàng xóm cũng đa dạng, đủ thể loại người, đó là lão đại tá chỉ biết cậy quyền uy của chức vụ mà hống hách, ngang ngược, coi thường những người thuộc tầng lớp dưới.

Đối với một đứa trẻ như Go- rơ- ki lúc bấy giờ mà nói cuộc sống của cậu vô cùng khắc nghiệt, sống trong một gia đình, giữa những người thân thích, máu mủ nhưng không hề quan tâm gì đến nhau, việc nuôi dưỡng cậu bé có lẽ cũng chẳng phải vì tình thương mà do trách nhiệm của họ phải như vậy. Người trong gia đình đã vậy, những người hàng xóm cũng lạnh lùng, coi thường lẫn nhau thì cuộc sống vốn vui vẻ, hồn nhiên của cậu bé không phải khắc nghiệt, vô vị lắm sao. Nhưng cũng rất may mắn vì cậu bé cũng có một người yêu thương, quan tâm thật lòng đến cậu bé, đó chính là bà ngoại, cũng là người thay mẹ chăm sóc, dưỡng dục cậu bé lên người.

Ngoài ra còn có bác thợ hàng sóm, tuy cuộc sống không quá dư giả nhưng lại rất biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, và những đứa trẻ con của lão đại tá, chúng rất đáng yêu chứ không hống hách, kiêu ngạo như bố của chúng. Cũng chính những con người đó đã làm cho tuổi thơ của Go- rơ – ki trở nên tươi đẹp hơn, làm cho cuộc sống của cậu bé không chỉ có những đau thương, mất mát mà còn những kí ức tươi đẹp. Qua câu chuyện tuổi thơ của Go- rơ- ki ta có thể thấy được đây là một cậu bé rất hồn nhiên, thân thiện luôn luôn yêu đời, cởi mở và muốn kết giao bạn bè. Có lẽ cũng vì cuộc sống của cậu bé đã rất tẻ nhạt, vô vị nên cậu bé có những khát khao được yêu thương, khát khao có những những người bạn để sẻ chia.

Trong một lần ngồi vắt vẻo trên cành cây cao, cậu bé Go- rơ-ki đã bắt gặp những đứa con của ông đại tá, chúng đang vui vẻ đùa nghịch, cậu bé đã ngắm nhìn với vẻ say mê, và trong tận sâu trong tâm hồn cậu bé khát khao được kết giao bạn bè với chúng, muốn cùng chúng chơi đùa thạt vui vẻ. Và như đã nói, cậu bé này rất vô tư, hồn nhiên, thích điều gì thì cậu bé sẽ hành động, không quan tâm đến sự khác biệt về đẳng cấp, địa vị. Go- rơ- ki đã huýt sáo, hú hét nhằm gây sự chú ý với những đứa trẻ, mong chúng quan tâm đến mình, nhưng chúng chỉ khẽ đưa mắt nhìn rồi thì thầm điều gì đó làm cậu bé ngượng ngùng mà tụt xuống đất.

Chỉ đến khi cậu bé cùng hai người con của ông đại tá cứu đứa em út của chúng bị ngã xuống giếng thì tình cảm bạn bè của những đứa trẻ này chính thức bắt đầu. Tiếng gọi đầu tiên mà lũ trẻ nói với Go- rơ –ki “Xuống đây chơi với chúng tớ” là tiếng gọi của tình bạn, cũng là sự mở lòng của những đứa trẻ, chúng chấp nhận sự hiện diện của cậu bé trong các cuộc vui chơi của chúng. Nhưng sự thân thiết của những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên đã vấp phải sự ngăn cản của người ông ngoại tàn nhẫn, đó là những trận đòn roi rơi xuống người cậu bé khi cậu bé không nghe lời ông mà tiếp tục chơi với chúng. Nhưng tình bạn của bốn đứa trẻ đã vượt qua mọi rào cản địa vị, sự ngăn cấm vô lí của người lớn. Đó là tình bạn trong sáng, cũng là những người để lại dấu ấn tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ của nhà văn.

“Những đứa trẻ” là trích đoạn hay nói về tình bạn ám áp của nhà thơ với những người bạn thời ấu thơ của mình. Đó là một tình bạn trong sáng, cảm động, chúng chơi với nhau vô tư, hồn nhiên, tránh xa được sự ảnh hưởng của những suy nghĩ phức tạp của người lớn. Cũng nhờ sự yêu thương của bà ngoại, những người bạn thân thiết mà nhà văn Go- rơ – ki có những điểm sáng trong kí ức của mình, không bị những đen tối của hoàn cảnh làm cho gục ngã, hay bị ám ảnh.

0