28/05/2017, 13:14

Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao

Đề bài: Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao Bài làm Trong dòng văn học hiện thực, ta đã bắt gặp Tắt đèn – Ngô Tất Tố với hình ảnh người nông dân sưu cao thuế nặng. Chí Phèo bước vào trang sách đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu của văn học hiện thực phê phán. Cùng viết ...

Đề bài: Phân tích nhân vật vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Nam Cao Bài làm Trong dòng văn học hiện thực, ta đã bắt gặp Tắt đèn – Ngô Tất Tố với hình ảnh người nông dân sưu cao thuế nặng. Chí Phèo bước vào trang sách đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu của văn học hiện thực phê phán. Cùng viết về đề tài người nông dân, Kim Lân một lần nữa tái hiện cuộc sống thời kì năm 1945. Trước bờ vực của cái chết, họ vẫn muốn sống, vẫn khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình, ...

Đề bài:

Bài làm

Trong dòng văn học hiện thực, ta đã bắt gặp Tắt đèn – Ngô Tất Tố với hình ảnh người nông dân sưu cao thuế nặng. Chí Phèo bước vào trang sách đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu của văn học hiện thực phê phán. Cùng viết về đề tài người nông dân, Kim Lân một lần nữa tái hiện cuộc sống thời kì năm 1945. Trước bờ vực của cái chết, họ vẫn muốn sống, vẫn khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình, vẫn yêu thương nhau. Đó là "Vợ nhặt" – một tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Và nhân vật thể hiện rõ hai giá trị ấy chính là nhân vật Thị – vợ anh cu Tràng.

Thị xuất hiện trong trang văn của Kim Lân không có tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. "Mỗi bận qua cửa nhà kho là thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy". "Họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có công việc gì gọi đến thì làm". Với ngoại hình tố cáo rõ hiện thực cái đói và tội ác của bọn phát xít thực dân. "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt". Thị chẳng khác gì con ma đói. Thị là nạn nhân của cái đói. Cái đói không chỉ tàn phá ngoại hình Thị mà còn cả tính cách. Cái đói ấy đã đẩy Thị trở nên chao chát, chỏng lỏn, đanh đá, liều lĩnh, mất lòng tự trọng. Khi nghe Tràng hò, "Thị cong cớn", rồi "vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng". "Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến", rồi "sưng sỉa nói". Thị lại gạ ăn: "Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu". Thế là thị "ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở". Thị chỉ tin vào câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng, theo Tràng về làm vợ. Chỉ bằng bốn bát bánh đúc và những lời nói bông đùa, Thị theo không Tràng về làm vợ.

Trên đường trở về nhà Tràng, nét dịu dàng của thị được trở lại. Thị có vẻ rón rén, e thẹn, vẻ cong cớn vừa nãy biến đâu mất. "Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn". Khi"biết xung quanh người ta đang nhìn đổ cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia". Về đến nhà Tràng, thị "đảo mắt nhìn xung quanh" căn nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, "cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài". Thị thấy, Tràng cũng không hơn gì mình. Nhưng thị không chạy trốn. Thị chạy trốn cái đói để liều lĩnh về làm vợ Tràng. Nhưng lần này thị không chạy trốn. Có lẽ bởi khát khao mái ấm gia đình. Thị "ngồi mớm ở mép giường", lo âu, băn khoăn, lo lắng, hồi hộp, không biết bà cụ Tứ sẽ đối xử với mình ra sao. Nhưng khi cảm nhận được tình yêu thương của bà cụ, thị đã tự nhiên hơn được một chút.

Buổi sáng hôm sau, thị dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, quét tước nhà cửa. Có bàn tay thị căn nhà trở nên gọn gàng sáng sủa, đầm ấm hơn. "Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong  Hai cái anh nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch". Tràng nom thị hôm nay khá lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không có vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Thị chính là người thắp sáng trong Tràng niềm tin vào tương lai. Bây giờ "hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải ko lắng cho vợ con sau này". "Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u xám của bà rạng rỡ hẳn lên". Không chỉ thế, nhân vật Thị còn nâng cao giá trị tác phẩm ở phần kết. Cùng viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nếu như Tắt đèn là hình ảnh chị Dậu chạy ra trong tăm tối, Chí Phèo khao khát được làm người giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Các tác phẩm đều kết thúc tăm tối không lối thoát của người nông dân. Nhưng với vợ nhặt thì khác. Thị đã gợi đến chuyện người Bắc Giang không còn phải đóng thuế nữa. Kết thúc tác phẩm là lá cờ đỏ sao vàng.

Thị là nhân vật tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Là nạn nhân của cái đói, nhưng bên bờ vực của cái chết vẫn khát khao sống, khát khao có một mái ấm gia đình.

Kim Oanh

0