28/05/2017, 13:13

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm Đối với những người yêu thơQuang Dũng không ai là không biết đến bài thơ "Tây Tiến". "Tây Tiến" là một tác phẩm được viết vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Ban đầu bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến" ...

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm Đối với những người yêu thơQuang Dũng không ai là không biết đến bài thơ "Tây Tiến". "Tây Tiến" là một tác phẩm được viết vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Ban đầu bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến" nhưng sau in trong tập "Mây đầu ô" thù được đổi tên thành "Tây Tiến". Nhiều người khi chưa được tiếp xúc với tác phẩm này thì tự hỏi: Tại ...

Đề bài:

Bài làm

Đối với những người yêu thơQuang Dũng không ai là không biết đến bài thơ "Tây Tiến". "Tây Tiến" là một tác phẩm được viết vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Ban đầu bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến" nhưng sau in trong tập "Mây đầu ô" thù được đổi tên thành "Tây Tiến".

Nhiều người khi chưa được tiếp xúc với tác phẩm này thì tự hỏi: Tại sao Quang Dũng lại viết bài thơ này? Và đương nhiên mỗi tác phẩm đều có hoàn cảnh ra đời đặc biệt của nó, bài thơ này cũng vậy. Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến thành lập đầu năm 1947 với chiến sĩ phần đông là học sinh, sinh viên Hà Nội. Đến cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị nhận nhiệm vụ khác nên trong lúc nhớ về doàn quân, ông viết bài thơ này.

Với cảm xúc chủ đạo là khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng hào hoa trên nền cảnh thiên nhiên, núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, bài thơ đã đem một hơi thở mới về người lính đến cho bạn đọc.

Bài thơ hấp dẫn bạn đọc ở cái cách mà Quang Dũng miêu tả chân dung người lính: rất chân thật nhưng vẫn lãng mạn; rất bi tráng mà không hề bi lụy. Với giá trị nội dung là miêu tả chân dung người lính cùng cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Tiến, tấy cả những đặc sắc nghệ thuật đều hướng tới điều đó.

Đến với từng khổ thơ lại là một nét đặc sắc nghệ thuật riêng mà Quang Dũng thể hiện. Khổ một, để diễn tả nỗi nhớ của mình, tác giả sử dụng điệp từ "nhớ" kết hợp với láy âm "ơi" -"chơi vơi" tạo âm hưởng tha thiết, ngân mãi trong lòng người đọc vọng mãi vào thời gian, những đợt sóng tuôn trào: nhớ sông Mã, nhớ núi rừng, nhớ chặng đường hành quân khó khăn gian khổ. Các địa danh gắn liền với chặng đường hành quân cũng gợi bao thương nhớ. Rồi khổ hai như làm bừng sáng cả đoạn thơ với điệu nhạc tiếng khèn, người lính thỏa mình vào đêm hội, xua tan đi mối lo lắng ngày mai, lạc quan yêu đời. Bài thơ lại một lần nữa thêm khoảng lặng với tạo hình người lính Tây Tiến của tác giả. Quang Dũng không hề né tránh mà miêu tả một cách chân thực cuộc sống khó khăn gian khổ của người lính: " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá giữ oai hùm". Hình tượng người lính dữ dằn, kì dị đã cho ta thấy sự thiếu thốn khó khăn của họ. Nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Lạc quan là vậy, họ còn lãng mạn và hào hoa, họ vui chơi hết mình trong đêm hội, rung động trước vẻ đẹp sông nước miền Tây. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây một cách chân thực nhất. Với một buổi chiều sương giăng phủ kín, cảnh vật hoang sơ kỳ ảo, hồn nhiên như cổ tích với bông lau chập chờn lay động trong gió. Và nổi bật trong cái thế giới hoang sơ ma mị ấy là dáng hình mềm mại uyển chuyển của các cô gái trên chiếc thuyền độc mộc đưa người lính sang sông. Khoảng lặng này trong bài thơ như một khúc ca thanh bình giữa thực tế khắc nghiệt.

Tóm lại, "Tây Tiến" của Quang Dũng là một tác phẩm tuyệt hay trong vô vàn những tác phẩm viết về người lính. Người lính của Quang Dũng vừa chân thật, lãng mạn, vừa hào hùng, bi tráng, vừa hào hoa, kì dị mang một nét rất riêng Quang Dũng.

Kim Oanh

0