06/02/2018, 15:23

Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao Bài làm Nam Cao được mệnh danh chính là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt hơn nữa tác phẩm viết người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đối ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao

Bài làm

Nam Cao được mệnh danh chính là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt hơn nữa tác phẩm viết người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đối với Nam Cao dường như cũng vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo ám ảnh một thời. Và truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm đặc sắc như thế. Làm lên thành công của tác phẩm có lẽ quan trọng nhất đó chính là khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc.

Lão Hạc dường như cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Noài ra lão còn có những hoàn cảnh riêng mình đó là vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ liền bỏ đi đồn điền cao su. Ở lão chi có một con cho tên là Vàng để có thể tâm sự. Có lẽ chính cái đói sự cô đơn đã bủa vây ông lão. Lão Hạc như hiện lên bởi hoàn cảnh hết sức là éo le. Vì nghèo khổ lão phải bán cậu Vàng đi và lão cũng đã òa khóc khi mình đánh lừa mọt con chó.

phan tich nhan vat lao hac 1

Cuộc sống nghèo khổ, ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, nhưng khi khoai cũng hết lão đành đi kiếm cái khác như củ chuối,…chứ nhất quyết không đụng đến số tiền mà lão tích cop cho con trai. Rồi quả thực rằng điều gì đến sẽ phải đến. Dường như đã không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục biết bao nhiêu, lão chết “nhờ” ăn bả chó tự tử… Người đọc sao có thể quên được cái chết của lão thật là dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật…

Chính cái cảnh đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư lúc đó cũng như lầm tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, thật bất ngờ vì Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình hưn bao giờ hết.

Lão Hạc luôn luôn yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm ca ngoiwg về người cha, và cho đến nay nếu như chọn ra những tác phẩm viết về cha xúc động thì “Lão Hạc” của Nam Cao cũng sẽ là một cái tên không thể thiếu được. Chính là bởi vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Khi mà người con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Chúng ta đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó được coi là con chó khôn, chó đẹp. Hưn thế nữa thì điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức dường như chính ông cũng như đã chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,… là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó Vàng thì lão tưởng như được thấy con mình.
Không chỉ vậy thôi đâu, lão thương con dường như có thể đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu như ta đặt giả thiết lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng không, với lão thì lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Và đs chẳng phải chính là tình yêu vô baowf bến của cha giành cho con đúng không? 
Khi mà những sự yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Thật là buồn nếu như là lão cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn, nhưng với bản chất lương thiện lão Hạc như thà chết để có thể bảo toàn được nhân cách cũng như số tiền mà ông dành dụm lo cho con trai lão.
Có thể thấy được chính lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão thà chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, thực sự đây là một câu chuyện hết sức cảm động. Việc xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình biết bao nhiêu.
Thông qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc của mình.
Nhà văn Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Chính vì thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, ta như thấy được nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dânViệt Nam, ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương mà dường như ở họ có được những lòng tự trọng riêng của mình. 
Và cũng chính là nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm đó chính là “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Nhưng nó lại chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Ta như thấy được khi viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách thật là tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
Tóm lại ta như thấy được nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao chính là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Và dường như cũng chính từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Khi mà đã dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc bậc thầy của mình.

0