06/02/2018, 15:23

Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Bài làm Qủa thật rằng chiến tranh cũng đã như lùi xa nhưng dường như trong tận sâu trong tâm khản của người dân Việt Nam chúng ta dường như không nguôi ngoai ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Bài làm

Qủa thật rằng chiến tranh cũng đã như lùi xa nhưng dường như trong tận sâu trong tâm khản của người dân Việt Nam chúng ta dường như không nguôi ngoai được những năm tháng hào hùng đó. Những năm tháng lịch sử kiên cường của dân tộc ta đã có biết bao các nhà văn, nhà thơ nổi danh khi viết về đề tài chiến tranh. Nói về cách mạng Nam Bộ thì không thể không nói đến tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. Nhân vật Việt trong tác phẩm chính là một trong những nhân vật tiêu biểu, chủ chốt để có thể tạo lên sự thành công cho tác phẩm.

Tác phẩm đặc sắc “Những đứa con trong gia đình" được xem là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi. Ra đời khi nhà văn đã và đang công tác ở tạp chí "Văn nghệ quân giải phóng". Truyện dường như cũng đã ngợi ca lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời dường như đó cũng chính là sự chung thủy với cách mạng của quân và nhân dân Nam Bộ trong thời kỳ chống Mĩ lúc bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Thi cũng như đã xây dựng thật thành công những hình tượng nhân vật một cách chân thật, nó đồng thời cũng như thật là sống động, có những nét chung thống nhất lại vừa có những nét tính cách độc đáo, và hơn hết đó cũng chính là sự riêng biệt khiến chúng ta khó quên được. Và có thể thấy được rằng sự nổi trội hơn cả đấy là Việt, đó cũng chính là một nhân vật được tác giả ưu ái, dành nhiều tình cảm khi anh xuất hiện và dường như cũng đã được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm.

Việt được xây dựng lên đó là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân như thật giàu truyền thống cách mạng. Ta có thể thấy được chính trong anh hội tụ những phẩm chất, tính cách cũng như vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp đáng quý của nhân dân miền nam trong thời kỳ đánh Mỹ. Và trong người chiến sĩ trẻ này như cũng đã mang mối thù sâu nặng với Mĩ-Ngụy. Đó là ông nội và bố Việt điều bị giặc giết hại, mẹ Việt vừa phải vất vả để có thể có thể nuôi con vừa phải đương đầu với bọn giặc như vì thế và cuối cùng cũng chết vì bom đạn của chiến tranh. Lúc này đây thì gia đình chỉ còn lại Việt, Chị Chiến, Chú năm và cả thằng út em và người chị nuôi lấy chồng xa. Chính vì thế mà Việt và Chiến sớm đã được nhận được tránh nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình. Hai chị em hăng hái tham gia tòng quân. Và dường như ta thấy được ở Việt cũng như chị Chiến luôn có một tinh thần đấu tranh thật kiên cường để có thể trả thù nhà đền nợ nước.

Việt được xây dựng lên hết sức đặc biệt đó chính là khi Việt đang chiến đấu ác liệt trong khi rừng cao su, anh dường như cũng đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Lúc này nay thì Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần ngất đi tỉnh lại những dòng hồi ức về những kỉ niệm quả thật cũng rất là thân thiết đã que của anh về chị chiến, về má, chú Năm dường như lại ùa về. Đáng nói hơn đó chính là trong mỗi lần ngất đi tỉnh lại thì những kỷ niệm đó ùa về và qua đó những tính cách của nhân Việt dường như lại bộc lộ ra.

Khi Việt là một cậu bé mới lớn tính tình còn "Trẻ con", vô tư, ngây thơ có phần nghịch ngợm người đọc dường như cũng có thể dễ dàng nhận thấy được những điều này qua những dòng hồi tưởng đứt quãng của việt. Đó cũng chính là những việc anh hay giành với chị Chiến chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định thủy hay đó còn là những việc tranh công bắt ếch với chị. Rồi nhân vật Việt là một nhân vật có nét tinh nghịch hồn nhiên ngây thơ. Anh cũng rất sợ ma. Sợ con ma nhảy nhót ở vàm sông rồi sợ thằng chỏng cụt đâu trên cây xoài mồ côi. Và rồi tính tình "trẻ con", vô tư ấy dường như cũng lại được còn được thể hiện trong đêm sắp xa nhà đi bộ đội, trong khi chị chiến phải lo toan, cũng như là phải sắp xếp việc nhà ổn thỏa còn Việt dường như cũng rất vô tâm, lại "lăn kềnh ra ván cười khì khì". Nhất là rồi thì nghịch nghợm như hành động "Chụp con đom đóm úp trong lòng bàn tay" rồi "ngủ quên lúc nào không hay". Và người đọc không thể nhịn được cười khi cách Việt thương chị Chiến cũng thật đáng yêu, Việt như "Giấu chị như giấu của riêng" khi bị anh Tánh và đồng đội chọc ghẹo. Và dường như nổi bật cho cái tính cách trẻ con ấy dường như là lúc nằm lại chiến trường thì Việt lại như tỏ ra rất kiên cường, anh không hề sợ hãi vậy mà đến khi gặp lại đồng đội thì lại òa khóc một cách ngon lành "Khóc đó rồi lại cười đó". 

Qủa thật ta như thấy được tác giả Nguyễn Thi dường như cũng đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Việt. Đó chính là một tính cách rất đỗi đời thường, đáng yêu, nhưng dường như cũng hết sức dễ mến lại vô cùng sinh động mà không hề bị gượng ép. Điều này dường như đã trở thành dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về nhân vật này.

phan tich nhan vat Viet 

Không chỉ dừng lại ở đó đâu, mà người đọc như thấy được ở nhân vật Việt lại là một người chiến sĩ, một người anh hùng với những phẩm chất gan dạ như thật bản lĩnh một phẩm cách cao đẹp của người lính cần có. Việt tranh tòng quân với chị Chiến và khi đi tòng quân Việt đã gặt hái được nhiều thành công. Có thể nói rằng chính lòng yêu gia đình, yêu đất nước đã làm cho nhân vật Việt như có thêm những quyết tâm hơn bao giờ hết. Việt đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch lập lên chiến công vang dội cho mặc dù sao đó anh bị thương nặng ở hai mắt và ngất đi. Và ta như thấy được cũng chính điều này càng làm cho người đọc chúng ta thêm khâm phục trước sự gan dạ, cũng như là sự dũng cảm của việt. Đặc biệt hơn đó chính là chi tiết khi anh bị lạc đơn vị, bị thương nhưng anh vẫn bình tĩnh, kiên cường và luôn luôn ở tư thế chiến đấu đó chính là câu văn"đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng" đặc biệt hơn là khi phát hiện tên giặc nào tiến đến. Người đọc như ấn tượng bởi chi tiết chị chiến và Việt khiên bàn thờ ba má sang gởi bên nhà chú Năm để ngày mai lên đường nhập ngũ. Hành động này dường như cũng đã khẳng định sự trưởng thành trong con người Việt qua cảm giác". Có thể thấy được chính mối thù giặc Mĩ đang đè nặng trên vai" chứng tỏ Việt đã sẵn sàng và xứng đáng để có thể viết tiếp tên mình vào dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình mình.

Cuối cùng, có thể thấy được chính ngoài những tính cách nổi bật bên ngoài không thể không nhắc đến tâm hồn Việt. Việt được biết đến chính là một con người giàu tình yêu thương và gắn bó với gia đình sâu sắc. Khi Mà Việt bị trọng thương và ngất đi tỉnh lại đến tận 4 lần. Và lần đầu tỉnh lại Việt như thấy má, có thể rằng những hành động của má Việt luôn có những tác động không nhỏ đến với đời sống của anh. Tất cả mọi hành động của Việt thì anh luôn nghĩ rằng má sẽ luôn luôn dõi theo, chính vì vậy mà anh luôn lấy đó làm động lực để chiến đấu. Rồi những kỷ niệm tuổi thơ về chị Chiến, chú Năm,…cứ vang dội lên trong tâm hồn Việt. Là một người lính đối mặt với bom rơi bão đạn nhưng ta như thấy được những vẻ đẹp tâm hồn của Việt như thật đẹp biết bao nhiêu.

"Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm đặc sắc chính với hình tượng nhân vật được Nguyễn thi khắc họa một cách chân thật, và cũng như thật hơn nữa là mang đậm tính sử thi trải dài trong suốt truyện. Có thể thấy được tiêu biểu nhất đó là hình tượng nhân vật Việt cũng chính là phẩm chất. Đó cũng chính là nét tính cách đáng quý của người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ. Ngoài ra trong truyện Nguyễn Thi còn nêu lên quan niệm rằng đó chính là "Chuyện gia đình thì cũng dài như sông, mỗi gia đình phải ghi vào một khúc” và dường như tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" Việt, chị Chiến cũng chính là một phần của khúc sông đó, nhưng đối với Việt thì Việt lại là một khúc sông chảy xa nhất, vẻ vang nhất.

Nguyễn Thi quả thật thành công trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” đầu tiên chính là xây dựng được thành công nhân vật Việt với những nét tính cách điển hình. Như vừa trẻ con tinh nghịch nhưng lại hết sức bản lĩnh, kiên cường trong đấu tranh. Là nhân vật đã tạo được sức sống lâu bền cho tác phẩm cho đến ngày nay.

0