21/02/2018, 10:05

Phân tích nhân vật Lão Hạc, ông Giáo và những con người trong bức tranh quê qua truyện ngắn Lão Hạc

Đề bài: Hãy phân tích nhân vật lão hạc, ông giáo và nêu lên suy nghĩ của em về những con người trong bức tranh quê qua truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Được coi là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, Nam Cao có rất nhiều các tác phẩm, đặc biệt là ông có tài viết ...

Đề bài: Hãy phân tích nhân vật lão hạc, ông giáo và nêu lên suy nghĩ của em về những con người trong bức tranh quê qua truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Được coi là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, Nam Cao có rất nhiều các tác phẩm, đặc biệt là ông có tài viết truyện ngắn những câu chuyện của ông thì chủ yếu viết về đề tài những người nông dân nghèo khổ, những người tri thức trong xã hội cũ. Đặc biệt có truyện ngắn Lão Hạc một kiệt tác mà đến nay khi đọc, người đọc cảm thấy xót xa và thương thay cho những kiếp người sống trong xã hội xưa.

Cái thời bấy giờ- thời trước cách mạng tháng 8, hiện lên là những con người nghèo khổ không lối thoát, họ sống trong cảnh cơ cực, cơm không đủ ăn quần áo không đủ mặc. Trong truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện rõ điều đó, nhân vật Lão Hạc là một người nông dân có nuôi một chú chó đặt tên là Cậu Vàng, ông có một người con trai đi làm xa kiếm tiền để lấy vợ. Lão thương con lắm, khi con từ biệt lão để đi làm ở phụ đồn điền Nam Kì, lão đã khóc và chỉ biết khóc, lão đã thoảng thốt và bàng hoàng vì “nó là người của người ta rồi”. Khi con trai ông quyết định theo đuổi người con gái ấy, lão thương lắm vì nhà không có đủ tiền hỏi cưới, lão thương con không nặng lời mà chỉ khuyên bảo con trai đi tìm đám khác.

Lão nuôi Cậu Vàng con chó của lão chăm sóc và đối với nó như một người bạn tri kỉ. Cậu Vàng như cục vàng của lão, chiều chuộng, nâng niu, trò chuyện với nó. Trong truyện này cao trào để người đọc xúc động nhất là lúc lão bán Cậu Vàng và lão đi tìm cái chết. Lão bán cậu vàng, lão đã ân hận và tự trách vì “lừa một con chó”, “lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mắt lão co dúm lại,..” lão là một kẻ nhân từ. Lão đã bán chú chó thân yêu của mình, lão cũng chuẩn bị ra đi, lão sợ mình sống có ốm đau gì đó sẽ tiêu vào tiền mà con trai đã kiếm được. Trước khi chết lão đã gửi ông giáo cầm hộ ba sào vườn để trao lại cho con trai khi nó trở về cưới vợ. Lão muốn mình chuộc tội với con chó của lão nên quyết định ăn bả chó để chết, một cái chết đầy đau đớn và khổ sở. Cái chết đó cũng khiến người đọc cảm thấy xót thương cho số phận của người nông dân trước cách mạng tháng tám không lối thoát.

Trong truyện ngắn này Nam Cao không chỉ đề cập đến số phận của người nông dân thông qua nhân vật Lão Hạc mà còn có cả tầng lớp trí thức thông qua nhân vật “ông giáo”. Ông giáo là một người nhân hậu, tuy rằng ông được coi là tầng lớp tri thức nhưng gia cảnh thì cũng không khấm khá được hơn Lão Hạc là bao, là một người tốt, giàu lòng cảm thông. Ông lén lút giấu vợ giúp đỡ Lão Hạc chút ít, hay thường chuyện trò, tâm sự với lão. Mặc gia cảnh có khấm khá hơn chút nhưng đã có lần khó khăn đến nỗi ông phải bán đi quyển sách quý giá của mình nhất. Điều đó cho thấy, cuộc sống của những người tri thức xưa cũng không sướng hơn là bao so với những người nông dân. Họ cũng trang trải cuộc sống như những người nông dân, kiếm từng đồng bạc trang trải cho cuộc sống nghèo đói khó khăn này. Lão Hạc trước khi chết đã từng nhờ ông giữ hộ ba sào vườn cho con trai lão và đưa chút ít cho ông để cùng bà con xóm làng lo hậu sự của lão, ông giáo thầm hứa với mình sẽ thực hiện hết những gì đã hứa với Lão Hạc.

Qua hai nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy được cuộc sống không lối thoát của những người nông dân, tri thức trong xã hội trước cách mạng tháng tám. Thấy được cái tài của nhà văn Nam Cao khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thật xuất sắc. Truyện ngắn Lão Hạc hiện nay vẫn giữ được nguyên giá trị ban đầu của nó.

0