28/09/2018, 13:58

Phân tích nhân vật Đăm Săn

(Văn mẫu lớp 10) – Em hãy phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Bài văn phân tích của bạn Trần Diễm My lớp 10A1 trường THPT Trần Phú). BÀI LÀM Nếu như những ai lớn lên ở vùng đồng bằng chiêm trũng quen thuộc với ...

(Văn mẫu lớp 10) – Em hãy phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Bài văn phân tích của bạn Trần Diễm My lớp 10A1 trường THPT Trần Phú).

BÀI LÀM

Nếu như những ai lớn lên ở vùng đồng bằng chiêm trũng quen thuộc với những câu chuyện cổ tích thần kỳ thì người dân tộc miền núi lại lớn lên cùng những câu chuyện sử thi bi tráng. Trung tâm của những tác phẩm sử thi là những người anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng cả ở mặt tính cách và hoàn cảnh, biểu trưng cho sức mạnh cộng đồng. Đến với sử thi Đăm Săn, hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện lên rất điển hình của dân tộc Ê-đê. Đặc biệt là trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn hiện lên như một niềm tự hào của người Tây Nguyên, kết tinh dấu ấn của một thời kỳ lịch sử. 

>>>Xem thêm:

  • Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây lớp 10
  • Đóng vai Đăm Săn kể lại trận đánh Mtao Mxây
  • Ôn tập bài Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn
  • Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn

Ở Đăm Săn, điều nổi bật đầu tiên mà ta thấy được đó là một ngoại hình điển hình. Đăm Săn mang vẻ đẹp của một dũng tướng trong thời kì cổ đại vừa hoang sơ vừa man dại lại vừa dũng mãnh. Những chi tiết thể hiện điều này như “ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến”, “tai đeo nụ”, “sát bên mình nghênh nghênh đủ giáo gươm”, “đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”, “bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to như ống bễ, “sức ngang sức voi đực”, “hơi thở ầm ầm tựa sấm”, “nằm sấp thì rần sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc”… Hàng loạt chi tiết tôn lên vẻ đẹp kì vĩ bằng hệ thống ngôn ngữ tượng trưng khắc họa chân dung tù trưởng hùng mạnh. Đó là vẻ đẹp của con người luôn sẵn sàng chiến đấu vì cộng đồng, dân tộc. Đó là vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào Tây Nguyên. Bởi, tác giả đã sử dụng những hình ảnh rất gần gũi, chân thật, đời thường. 

pham-tich-nhan-vat-dam-sanpham-tich-nhan-vat-dam-san

Trong đoạn Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây, nhân vật được khắc họa sức mạnh vô địch và lòng dũng cảm hơn người. Mục đích của trận chiến là để Đăm Săn đòi lại Hơ Nhị, Tuy nhiên, đây chỉ là cái cớ. Mục đích chính là để người tù trưởng mở rộng bờ cõi lãnh thổ, mang lại sự giàu đẹp và trù phú cho đồng bào Tây Nguyên. Việc Đăm Săn khiêu chiến với tù trưởng Sắt chứng tỏ đây là con người chủ động, thậm chí dũng cảm khi đi một mình. Đăm Săn gọi Mtao Mxây xuống và dọa nếu không xuống sẽ lấy sàn hiên bổ đôi, lấy cầu thang chẻ ra kéo lửa, hun nhà… Đăm Săn tỏ ra mình là người quân tử, không bao giờ “đâm lén”. Khi múa khiên, Mtao Mxây múa khiên kêu “lạch xạch” yếu ớt còn Đăm Săn tung khiên múa “một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa vượt một đồi lồ ô, vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây, múa trên cao… múa dưới thấp…”, âm thanh thì “múa dưới thấp vang lên tiếng đĩa khiên đồng”, “múa chạy nước kiệu”, “quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”… Hàng loạt những câu văn so sánh trùng điệp với thiên nhiên vũ trụ đã miêu tả sức mạnh của người anh hùng trong trận chiến thật quật khởi, dũng mãnh không gì ngăn cản. Khi Mtao Mxây chết, cả tôi tớ dân làng của tù trưởng Sắt đều đi theo Đăm Săn. Sức mạnh của người anh hùng còn là sức mạnh thu phục lòng người. 

Trong cảnh Đăm Săn ăn mừng lễ chiến thắng, Đăm Săn trở thành vị tù trưởng giàu có, phóng khoáng và mang lại hạnh phúc cho cả cộng đồng. Cảnh mang của cải về “đông như bầy cà toong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến nhử mồi, của cải mang về nhiều như ong đi chuyển nước, vò vẽ đi chuyển hoa, như trai gái làng đi gành nước….”. Cảnh ăn mừng “rượu bảy ché, trâu bảy con, lợn thiến bảy con, ăn uống linh đình”, “trống to”, tiếng chiêng cồng chũm chọe, các tù trưởng từ xa đến, đông nghịt khách… Các chi tiết và hình ảnh so sánh, sử dụng nhiều tính từ, câu văn trùng điệp lột tả lễ ăn mừng đông đúc và tươi vui còn Đăm Săn thì trở thành có sức ảnh hưởng, thu phục. Sau chiến tranh, chỉ còn tiếng tươi vui. Như vậy, vẻ đẹp người anh hùng cổ xưa càng được tôn vinh. 

Như vậy, hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” là đại diện tiêu biểu, kết tinh của vẻ đẹp bề ngoài, nội tâm và sức mạnh dân tộc Ê-đê. Hình ảnh những anh hùng sử thi như Đăm Săn, Xinh Nhã là niềm tự hào của những con người giữa núi rừng hoang dại Tây Nguyên.
 

0