25/05/2017, 00:28

Phân tích nghệ thuật châm biếm của Vũ Trọng Phụng qua đoạn hạnh phúc của một tang gia.

Đề bài : Em hãy viết bài văn để phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn hạnh phúc của một tang gia. Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó tác phẩm Hạnh phúc của một tác gia đã để lại cho người đọc nhiều ...

Đề bài : Em hãy viết bài văn để phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn hạnh phúc của một tang gia. Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó tác phẩm Hạnh phúc của một tác gia đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả. Hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về một lối sống đang bị tha hóa, những con người lố ...

Đề bài : Em hãy viết bài văn để phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn hạnh phúc của một tang gia.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó tác phẩm Hạnh phúc của một tác gia đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả.

Hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về một lối sống đang bị tha hóa, những con người lố bịch, tham lam, tác phẩm là sự thể hiện sâu sắc của tác giả về nghệ thuật châm biếm, ở đây tác giả đã xây dựng rất nhiều những tình huống nhằm tố cáo, và phê phán những thành phần trong xã hội. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng nên tính cách của nhân vật. Mỗi nhân vật mang một tính cách riêng, nhưng họ đều thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tác phẩm này sáng tác ra nhằm tố cáo, và phê phán những con người có một lối suy nghĩ và hành động lai căng, họ làm lai tạp và làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc.

Trong tác phẩm tác giả sử dụng nghệ thuật châm biếm và trào phúng ngay trong chính ở nhan đề, tang gia đây là một sự việc đau buồn, nhưng tác giả lại sử dụng chúng với một cái tên đó là hạnh phúc, quả thật đây là những điều trái với tự nhiên, có sự mất mát, nhưng lại hạnh phúc, đây không chỉ là dụng ý của tác giả về chính tác phẩm mà nó thể hiện một tinh thần mới mẻ trong phong cách nghệ thuật của ông. Tiếp theo đến việc xây dựng lên hệ thống các nhân vật, từ những nhân vật gần gũi và có mối quan hệ gần gũi nhất với cụ cố Hồng, đó là con cái của cụ, cô tuyết, … tất cả các nhân vật này đều thể hiện những hành động rất ngược lại với lẽ tự nhiên. Họ coi như đây là cơ hội để họ thể hiện những điều mà bấy lâu nay họ muốn đối với thiên hạ. Và một nhân vật nữa, đó chính là Xuân tóc đỏ, đây là nhân vật gián tiếp làm ra cái chết của cụ, nhưng gia đình, người thân của cụ lại vô cùng hạnh phúc trước sự ra đi của cụ, bởi khi cụ mất đi mọi người sẽ được chia tài sản, họ có cơ hội được diện những trang phục, lai căng…

Tất cả mọi người đều diễn những trò lố bịch, nhưng đằng sau họ lại vô cùng vui mừng, họ tổ chức lễ viếng một cách linh đình, náo nhiệt, cả một thế hệ đang bị sa đọa trước đạo đức của các thành viên trong gia đình, chính người con trai của cụ đáng nhẽ, phải là người lo liệu trách nhiệm tổ chức ma chay, cũng hỏi, nhưng lại say sưa trước những làn khói mơ màng, ông thật là một người đáng phê phán sâu sắc. Tất cả họ đều vui mừng khi được chia tài sản ông Văn Minh dùng tiền để bịt miệng Xuân tóc đỏ vì hành động gián tiếp gây nên cái chết của cụ, tất cả mọi người đều diễn những trò đáng thương, khóc lóc trước sự ra đi của cụ, đây được xem như là một vở kịch đáng phê phán.

Cô tuyết cô cháu gái của cụ, thì mặc những bộ quần áo, ngây thơ, hở hang, đến lễ tang của cụ, tỏ ra thương tiếc trước cái chết của ông mình, nhưng thực chất cô muốn giữ lại cái trong sáng, về chữ trinh, tỏ ra ngây thơ để thể hiện chữ trinh một nửa của mình, đây đều là những trò lố bịch đáng bị phê phán một cách sâu sắc.

Với tài năng của mình Vũ Trọng Phụng đã dùng biện pháp châm biếm để phê phán những con người không có đạo đức, họ dùng những lối suy tư và diễn trò trước thiên hạ, nhưng rồi họ vẫn bị phê phán và thể hiện một thái độ sâu sắc trước những con người không có nhân tính.

Tiếp theo đến nhân vật ông con rể của cụ cố Hồng, đó là ông Phán mọc sừng, ông đã diễn những trò tỏ ra thương tiếc, mặc cái trang phục với những sự xót thương, nhưng đó thực sự lại là một sự lố bịch lớn, trang phục đó là cái khăn trắng to tướng, áo thụng,…ông khóc mãi không thôi, tất cả chỉ đang diễn trò trước thiên hạ để cho họ biết ông đau đớn đến mức nào.

Mỗi nhân vật đều mang trong mình những bộ mặt, họ diễn trò cho thiên hạ để thể hiện một tình cảm đặc biệt xót thương trước người ra đi, nhưng chúng ta có thể bắt gặp sự tài hoa của tác giả ngay trong nhan đề, và chính nhan đề đến cách xây dựng nhân vật đã đủ để cho người đọc có thể bao quát được một xã hội trước cách mạng tháng tám, con người bị lai căng, tha hóa, ở đây con người đang sống trong những lối sống đáng phê phán, hạnh phúc của một tang gia đã thể hiện mạnh mẽ được thái độ của tác giả trước những hành động của các nhân vật.

Đám tang được xem như là một cơ hội duy nhất để họ có thể tỏa sáng chính mình với những trò diễn xuất, nơi đây còn là nơi để họ trưng bày và khoa những đồ đạc đắt tiền, những bộ trang phục, mốt của thời đại, một đám tang với sự pha tạp của rất nhiều những nghi lễ, nó là sự kết hợp giữa các yếu tố lai căng, tạo nên những tiếng cười nhưng nó mang một nghệ thuật trào phúng và sự phê phán sâu sắc. Không gian của đám tang cũng diễn ra với sự đông đúc của rất nhiều tham gia, họ được thể hiện mình, qua trang phục, cử chỉ,…

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn xuất sắc ông đã phê phán những lối sống lai căng, tục tĩu, và giả dối, ở đây họ là những con người không có văn hóa, họ coi như đám tang là nơi để họ thể hiện mình, tác giả đã mang tư tưởng và thái độ của mình thể hiện trong từng chi tiết trong tác phẩm, đó là điều kiện để tác phẩm đến với người đọc, và đây là một sự tinh tế, và tài hoa của ông.

Nghệ thuật châm biếm của tác phẩm được thể hiện rất sâu sắc, nó nhằm tố cáo một thành phần lai căng, lố bịch trong xã hội. Tác phẩm để lại cho người đọc nhiều tiếng cười, nhưng cũng mang sự tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến đương thời.

0