25/05/2017, 00:28

Bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ.

Đề bài: Em hãy bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của nhà thơ Thế Lữ để thấy được giai điệu chủ đạo của bài thơ. Thế Lữ là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, khởi đầu cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam năm 1930. Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao không chỉ về nội dung mà cả ...

Đề bài: Em hãy bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của nhà thơ Thế Lữ để thấy được giai điệu chủ đạo của bài thơ. Thế Lữ là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, khởi đầu cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam năm 1930. Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao không chỉ về nội dung mà cả hình thức nghệ thuật. Trong số tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ không thể không kể đến bài thơ “Tiếng sáo thiên thai”. Bài thơ thể hiện được cảnh sắc tươi đẹp, thuần khiết của thiên ...

Đề bài: Em hãy bình giảng bài Tiếng sáo thiên thai của nhà thơ Thế Lữ để thấy được giai điệu chủ đạo của bài thơ.

Thế Lữ là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, khởi đầu cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam năm 1930. Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao không chỉ về nội dung mà cả hình thức nghệ thuật. Trong số tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ không thể không kể đến bài thơ “Tiếng sáo thiên thai”. Bài thơ thể hiện được cảnh sắc tươi đẹp, thuần khiết của thiên nhiên. Song vẻ đẹp này không ẩn giấu nổi tâm sự buồn của nhà thơ, đó là nỗi buồn thời thế khi đất nước loạn li, nhiều biến động. Và với ý thức của một con người luôn dành tình yêu mãnh liệt cho đất nước, cho cuộc đời thì đó chính là những mất mát về tinh thần, một nỗi đau thời thế.

Không gian thiên nhiên tươi đẹp được gợi mở ngay từ đầu bài thơ. Cảnh sắc thiên nhiên mơn mởn, thanh khiết đến lạ kì, gợi cho người đọc liên tưởng đến cõi tiên cảnh. Nhưng những khung cảnh xuất hiện trong bài thơ đều là những hình ản được nhà thơ Thế Lữ trực tiếp đón nhận bằng thị giác, cảm nhận bằng những giác quan. Và trên hết thì đó là những cảnh sắc tươi đẹp nơi trần thế:

“Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn”

Dưới ánh sáng của ngày xuân, cảnh vật dường như sinh động, rực rỡ hơn. Những ngọn cỏ mùa xuân vốn tươi non, xanh ngắt, khi được ánh sáng thanh khiết, nhẹ nhàng của ngày xuân bao phủ thì cái vẻ thanh khiết, tươi non ấy điểm tô đến cực điểm. Và trước khung cảnh tươi đẹp ấy, dù không phải trực tiếp đón nhận nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái chân thực trong cảm xúc, cũng như sự thanh tĩnh trong tâm hồn. Và khung cảnh tươi đẹp ấy càng trở nên sống động hơn khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ xinh đẹp. Đó là những chú bé chăn trâu, hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu và thổi lên khúc nhạc vang vọng trong không gian vốn quen thuộc trong tâm thức mỗi người. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Thế Lữ gợi ra cái khoảng kí ức thân thuộc đó trong mỗi người.

Vì vậy mà nhà thơ dễ dàng “lôi kéo” được sự đồng cảm, rung động của độc giả dù chỉ qua hai câu thơ đầu tiên. Nhưng, trong không gian đầy tươi đẹp, tràn đầy sức sống ấy gợi ra trong nhà thơ những rung động thầm kín, nhưng lại càng tô đậm thêm cái “bi sầu” trong lòng. Bởi cảnh vật dễ dàng chi phối đến tâm trạng của con người, đặc biệt là trong tâm trạng đa sầu đa cảm của nhà thơ lại vốn tồn tại những suy tư, tâm sự: “Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/ Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn”. Âm thanh của cuộc sống lại vô tình gợi ra tiếng lòng buồn man mác của nhà thơ, hay tiếng lòng buồn ấy vốn đã tồn tại cố hữu trong tâm hồn của nhà thơ, nên chỉ cần có thời cơ thì nó lại dâng lên da diết. Nỗi buồn ấy như được trải dài với không gian vô tận “xa vắng, mênh mông là buồn”, đó là nỗi buồn của cá nhân đối với nỗi buồn thời thế.

“Tiên Nga tóc xõa bên nguồn
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng lại sau đèo
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi”.

Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Thế Lữ tiếp tục phác họa, hoàn thiện bức tranh thiên nhiên, nhưng trái với vẻ sống động, tươi đẹp ở hai câu thơ đầu. Ở những câu thơ này, tuy cảnh vật vẫn hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ nhưng dường như nó đã bị nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ, do đó mà nó đượm buồn, tĩnh lặng. “Tiên Nga tóc xõa bên nguồn” dùng hình ảnh mái tóc xõa của Hằng Nga để gợi hình ảnh của những con suối uốn lượn, và mái tóc xõa ấy gợi ra vẻ đẹp uyển chuyển, thướt tha của dòng nước. Nhưng ở một góc độ nào đó ta lại mơ hồ cảm nhận được cái đơn độc trong hình ảnh “Tiên Nga” ấy. Và hình ảnh đượm buồn của cảnh vật còn được khắc họa thông qua hình ảnh của hàng tùng “Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu”.

Đó là những hàng tùng trên cồn cỏ xa xa kia, nhưng những âm thanh rủ rỉ của tiếng gió càng làm cho không gian càng thêm đìu hiu, hoang vắng. Nếu câu thơ trên gợi ra hình ảnh đơn độc của dòng suối thì câu thơ này, tùng mọc theo hàng, nhưng cũng không tránh khỏi cảm giác tịch mịch. Đó chính là cảm giác lạc lõng, buồn thương của cả thế hệ người, ở thời đại mà nhà thơ sống. “Mây hồng ngừng lại sau đèo”, đám mây hồng rực rỡ vốn gắn liền với những cảm giác rạo rực, với những cung bậc cảm xúc tươi vui. Nhưng ở trong câu thơ này, mây cũng như ngừng lại, bị khuất lấp sau ngọn đèo sừng sững, hùng vĩ. Nắng nhuộm trên những hàng cây, nhưng bóng chiều thì lại như lưu luyến, không lỡ rời đi “Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi”.

“Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai
Theo chim, tiếng sáo lên khơi
Lại theo dòng suối bên người Tiên Nga
Khi cao vút tận mây mờ
Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh”

Hình ảnh hạc trắng bay về Bồng Lai, gợi cho ta liên tưởng đến một thế giới khác, đó chính là chốn Cực Lạc, nơi không còn những suy tư, không còn những khổ đau bất hạnh. Hình ảnh chim hạc cũng gợi liên tưởng đến người tiên, là điển tích trong thơ ca Trung Hoa xưa. Mượn hình ảnh hạc tiên bay về trời, nhà thơ Thế Lữ như muốn thể hiện ước muốn về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, không còn những loạn li, đau khổ. Theo cánh chim, tiếng sáo không chỉ tồn tại trong không gian giới hạn nơi trần thế mà dường như vượt ra ngoài khơi, mang lại âm sắc cho cuộc sống. Và dòng suối kia không chỉ chảy lặng lẽ u tịch nữa mà cũng trở nên hài hòa hơn khi lên cõi tiên. Âm thanh ấy, thanh sắc cuộc sống ấy lúc gần lúc xa, lúc trầm, lúc bổng, khi vút lên tận mây sáng, có khi vắt vẻo ngay bờ cây xanh.

“Êm như lọt tiếng tơ tình
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không
Thiên Thai thoảng gió mơ mòng
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay”

Không chỉ miêu tả sinh động những âm thanh vang xa, bao trùm không gian mà nhà thơ Thế Lữ còn rất chú trọng tính chân thực khi khắc họa tính chất cao độ, cũng như hình dáng thanh sắc của những âm thanh ấy. Âm thanh đủ sức lan truyền khắp không gian đất trời nhưng lại nhẹ nhàng, êm ái như tiếng tơ tình “Êm như lọt tiếng tơ tình”, âm thanh ấy không chỉ êm ái mà còn đẹp tựa Ngọc Nữ uốn mình trên không. Ta có thể thấy nhà thơ Thế Lữ đã mượn những hình ảnh thần tiên để gợi ra cái hấp dẫn, tươi đẹp của cảnh sắc. Thông qua hình ảnh tiên nữ đó, âm thanh dường như có những đường nét rõ ràng hơn khi di chuyển trong trong không gian, uyển chuyển, mượt mà. Và trong không gian ấy, nỗi lòng của tác giả cũng dường như vơi bớt suy tư mà đắm mình vào thiên nhiên.

Bài thơ “Tiếng sáo thiên thai” của nhà thơ Thế Lữ quả thực là một bức tranh thơ tuyệt đẹp không chỉ ở màu sắc, đường nét mà ngay cả vạn vật dường như cũng chứa đựng những nguồn sinh khí riêng, và sinh khí ấy dường như giao hòa, đồng cảm với cảm nhận, trạng thái của con người, từ buồn bã, suy tư về việc nhân thế ở đời. Những cảnh sắc tươi đẹp cũng là cho con người hòa nhập, vui tươi, vơi bớt những trăn trở, sống và suy nghĩ tích cực hơn.

0